Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 38 - 40)

- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ

2.2.2.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

a) Hệ thống thông tin, công tác nắm và kiểm soát nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn

Trên thực tế, hiện nay tỉnh Lạng Sơn chưa có hệ thống thông tin quản lý về lao động trong phạm vi toàn tỉnh.

Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội, là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý lao động trên toàn địa bàn của huyện, là cơ sở để Sở lao động - Thương binh và xã hội tổng hợp về tình hình lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với các huyện biên giới và đặc biệt tại các khu vực cửa khẩu, khu vực có các cặp chợ biên giới, tình hình diễn biến của các đối tượng lao động trên địa bàn rất phức tạp. Có nhiều nhóm đối tượng lao động trên địa bàn: người lao động địa phương, người lao động ở các tỉnh khác đến làm việc, người lao động địa phương sang Trung Quốc lao động trong

ngày (trở về Việt Nam trong ngày), người lao động ở các địa phương khác sang Trung Quốc trở về Việt Nam trong ngày; người lao động Trung Quốc sống và lao động tại khu vực của khẩu theo thời hạn (6 tháng 1 kỳ cấp phép), người lao động Trung Quốc sang làm việc tại khu vực cửa khẩu và trở về Trung Quốc trong ngày...

Việc cấp "Giấy thông hành" cho phép người Việt Nam sang Trung Quốc là do Công an tỉnh quản lý; đăng ký tạm trú lại thực hiện ở Công an huyện, song cơ quan theo dõi về lao động là Uỷ ban nhân dân huyện do Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội đảm trách. Qua khảo sát thực tế các số liệu về lao động thì Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội các huyện không theo sát được diễn biến của tình hình thực tế về lao động, về phía Sở lao động - thương binh và xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng chưa ban hành các văn bản về quản lý lao động đối với các huyện biên giới, chưa có đề tài nghiên cứu mẫu về thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý đối với lực lượng lao động ở các huyện biên giới.

Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Ban điều tra lao động việc làm, tiến hành điều tra thực trạng về lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Đến nay, đã xuất hiện hiện tượng người lao động ở khu vực biên giới sang Trung Quốc làm việc theo nhu cầu của địa phương phía bạn, song các cơ quan chức năng không nắm chắc được tình hình và đang lúng túng trong công tác phối hợp quản lý giữa các ngành liên quan như Công an, biên phòng và chính quyền địa phương...

Sở Lao động thương binh và xã hội đã thực hiện xây dựng định hướng mục tiêu về lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt các chương trình của tỉnh liên quan đến quản lý nhân lực. Tổ chức thực hiện và giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch lao động. Tiến hành khảo sát và nghiên cứu thị trường lao động trong tỉnh và thị trường lao động nước ngoài. Tổng hợp và xử lý các thông tin về nguồn lao động trên địa bàn tỉnh về lực lượng lao động, người có việc làm, người thất nghiệp... cung cấp các thông tin về thị trường lao động cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w