Kiến nghị với Trung ương

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 78 - 81)

- Tỉnh chủ động đàm phán, ký kết với Chính phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) mở thêm các điểm thông quan, các cặp

3.2.3.2.Kiến nghị với Trung ương

- Tăng chỉ tiêu học cử tuyển tại các trường chuyên nghiệp cho các xã, huyện biên giới để nâng cao trình độ đào tạo của người lao động vùng này.

- Các Bộ, ngành Trung ương sớm có quy định cụ thể, thống nhất quy định về xuất nhập cảnh, chính sách lao động vùng cửa khẩu…

- Đề nghị Chính phủ cho lập dự án nâng cấp hai cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng và Hữu Nghị để tương xứng với khả năng đầu tư nâng cấp của Trung Quốc. Trước hết nâng cấp, mở rộng đường bộ tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị thành 2 luồng và phân luồng riêng cho hành khách và hàng hoá; đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, du lịch theo thông lệ quốc tế. Vấn đề này đã được chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị Choang - Quảng Tây thoả thuận.

- Thoả thuận với Chính phủ Trung Quốc để công nhận chính thức một số cặp chợ biên giới hiện nay như: cửa khẩu Tân Thanh - huyện Văn Lãng, khu vực Bản Chắt - huyện Đình Lập thành cửa khẩu quốc gia .

- Chính phủ sớm đầu nâng cấp Quốc lộ 1A từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Bắc Ninh quy mô 4 làn xe, trước mắt là từ cửa khẩu Hữu Nghị tới Yên Trạch, quy mô 6 làn xe, dài 22 km; nâng cấp đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và ga đường sắt Đồng Đăng cho ngang tầm với ga quốc tế, rút ngắn thời gian chạy

tàu từ 5 giờ như hiện nay xuống còn 2,5 - 3 giờ vào năm 2010, nâng cấp ga đường sắt Đồng Đăng đủ tiêu chuẩn ga hành khách quốc tế.

- Bộ Công an xem xét thủ tục xuất nhập cảnh đối với các đối tượng qua lại chợ biên giới giữa hai nước bằng chứng minh thư nhân dân.

- Hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới giữa hai nước là hoạt động liên quan đến hai quốc gia. Vì vậy, đề nghị Chính phủ thoả thuận với Chính phủ Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tế của biên giới Việt - Trung. Trong các quy định cho phép công dân Việt Nam xuất nhập cảnh vùng biên giới cần quy định rõ về thời gian được phép lưu trú tối đa ở vùng biên giới nước đối diện trong mỗi lần xuất cảnh để thuận tiện cho việc quản lý .

- Chính phủ sớm cụ thể hoá chương trình hợp tác phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

KẾT LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối chiếu với mục đích nghiên cứu đã được đề cập ở phần đầu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Trình bày sự cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới trong điều kiện giao thương kinh tế với Trung Quốc. Bước đầu đặt ra và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô trong điều kiện giao thương kinh tế.

Tiếp theo, trên cơ sở lý luận để phân tích thực tiễn, đề tài đã tổng hợp các số liệu và phân tích chi tiết, cụ thể về tình hình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn. Sau đó đánh giá chung về thực trạng, chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác quản lý, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Trên cơ sở những tồn tại, đề tài đã trình bày những giải pháp và kiến nghị với cơ quan liên quan nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Những giải pháp mà tác giả đưa ra là kết quả nghiên cứu lý luận và nguồn vốn hiểu biết thực tế về tình hình nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, các giải pháp chủ yếu dừng lại ở phương pháp luận và mang tính định hướng, những giải pháp này cần được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong quá trình ứng dụng vào thực tế. Tác giả rất hy vọng luận văn sẽ góp phần mang lại lợi ích thiết thực trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 78 - 81)