Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giớ

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 35 - 38)

- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ

2.2.2.1.Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giớ

thời kỳ 2000 - 2005 chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: %

2000 2005

1. Tổng số 100,00 100,00

- Chưa qua đào tạo 86,46 77,68

- Đã qua đào tạo 13,54 22,32

Trong đó

+ Đào tạo ngắn hạn (có chứng chỉ nghề) 1,35 5,74 + CNKT có bằng, THCN, CĐ, ĐH và trên ĐH 12,19 16,37

2. Thành thị 100,00 100,00

- Chưa qua đào tạo 50,76 42,05

- Đã qua đào tạo 49,24 57,95

Trong đó

+ Đào tạo ngắn hạn (có chứng chỉ nghề) 5,60 13,83 + CNKT có bằng, THCN, CĐ, ĐH và trên ĐH 43,64 44,12

3. Nông thôn 100,00 100,00

- Chưa qua đào tạo 94,58 85,06

- Đã qua đào tạo 5,42 14,94

Trong đó

+ Đào tạo ngắn hạn (có chứng chỉ nghề) 0,83 4,07 + CNKT có bằng, THCN, CĐ, ĐH và trên ĐH 4,59 10,87

Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm các năm 2000 - 2005 Sở Lao động - Thương binh và xã hội Lạng Sơn

2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn giới tỉnh Lạng Sơn

2.2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới vùng biên giới

Một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn nói riêng

là từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý kinh tế. Mà thay đổi quan trọng nhất là chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bộ Luật lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995 (sửa đổi năm 2002) và Pháp lệnh cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/1998 ( sửa đổi năm 2004 ) là hai văn bản cơ bản nhất tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Trong khi Bộ Luật lao động ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ lao động, đặc biệt là các quan hệ làm công ăn lương; thì Pháp lệnh cán bộ, công chức điều chỉnh các đối tượng công chức, viên chức trong hệ thống hành chính, sự nghiệp của nhà nước.

Ngoài ra, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ áp dụng đối với khu vực biên giới đang áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm:

- Quyết định số 748/TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997 về áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

- Quyết định số 185/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2001 về việc cho phép cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn được áp dụng chính sách Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

- Đặc biệt, ngày 11/6/2003 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tuyến biên giới Việt – Trung; Quyết định số 27/TTg ngày 8/3/2001 về điều tra lao động - việc làm hàng năm (giai đoạn 2001 - 2005); hai văn bản này thực sự là một điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Điểm nổi bật trong hệ thống các văn bản của Nhà nước đã ban hành đối với vấn đề quản lý nhân lực tại vùng biên giới cho đến nay có thể kể tới là:

Các chính sách về nhân lực đều nằm trong những chính sách chung, là một bộ phận trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Chưa có những chính sách riêng về quản lý nguồn nhân lực đặc thù ở vùng biên giới phía bắc nói chung và vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Dù vậy, hệ thống các văn bản nói trên đã đem lại hiệu quả rõ rệt, có thể kể tới trong 4 lĩnh vực sau:

- Về kinh tế vùng biên giới đã có bước phát triển, làm sống động cuộc sống tại các khu vực biên giới có cửa khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng thu ngân sách ; tạo kết cấu hạ tầng mới cho khu vực cửa khẩu và các vùng liên quan của tỉnh Lạng Sơn.

- Về xã hội đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt tại các khu vực có cửa khẩu; từng bước nâng cao đời sống dân cư khu vực và tạo diện mạo mới cho vùng biên cương trước đây là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trở thành vùng sôi động; thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại vùng biên giới.

- Về an ninh quốc phòng được củng cố, nhờ có dân ra khu cửa khẩu sinh sống, làm ăn. Công tác tổ chức quản lý được tăng cường.

- Thông qua hoạt động tại các khu vực cửa khẩu đã tiếp tục mở rộng quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc, củng cố tình hữu nghị với nước bạn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 35 - 38)