- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ
2.2.2.3. Việc thực thi một số chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn
lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn
a) Các chính sách về lao động - việc làm cho người lao động
Chính sách giải quyết việc làm theo Quyết định 120/HĐBT ban hành ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm khẳng định:
Giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước, các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động. Nhà nước tạo điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách luật pháp và hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các tổ chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới.
Người lao động được tự do hành nghề, lập hội nghề nghiệp, liên doanh, liên kết, hợp tác và thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước bảo vệ và khuyến khích các chủ doanh nghiệp và mọi người dân làm giàu chính đáng, tạo nhiều việc làm mới và thu hút được nhiều lao động.
Thực hiện chủ trương trên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tạo được sự hưởng ứng của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể; đông đảo người lao động đồng tình ủng hộ, đã làm chuyển biến tích cực trong tư duy nhận thức về "việc làm" của nhân dân, thúc đẩy xu hướng tự tạo việc làm cho bản thân.
Ngay từ năm 1992, khi Quyết định 120/HĐBT có hiệu lực, tỉnh đã thành lập Ban Điều hành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của tỉnh, với đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban thường trực và lãnh đạo một số ngành liên quan là thành viên. Tại các huyện cũng thành lập Ban Điều hành với cơ cấu tương tự như cấp tỉnh. Đến năm 2003, công tác cho vay vốn giải quyết việc làm được chuyển giao từ Kho bạc Nhà nước sang Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, Ban Điều hành cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã được kiện toàn lại cho phù hợp với tình hình mới.
Kết quả trong giai đoạn 2001-2005 toàn tỉnh đã cho vay 2.130 dự án với tổng số lượt vốn vay là 41.220,5 triệu đồng, tạo việc làm cho 10.832 lượt lao động; trong đó vùng biên giới có 980 dự án với tổng số lượt vốn vay 19.120 triệu đồng, tạo việc làm cho 4.950 lượt lao động.
Nguồn vốn được huy động từ hạn mức Trung ương phân bổ (25- 30%) và nguồn thu hồi của tỉnh (65-70%).
Tuy vậy, nguồn vốn đáp ứng mới chỉ đạt 80% nhu cầu vay của nhân dân.
Chính sách tạo việc làm cho người lao động thông qua các chương trình mục tiêu như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 327 (sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và ven mặt nước), chương trình 135, chương trình trồng 5 triệu ha rừng.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã vận dụng linh hoạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, đã tạo thêm nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo...
Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005; Nghị quyết 15/2001/NQ-HĐND K13 về thực hiện chương trình Xóa đói giảm nghèo- Việc làm giai đoạn 2001-2005 và Quyết định số 11/2002/QĐ-UB về phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo- Việc làm giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 31/2001/UB-QĐ ngày 16/7/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách cứu trợ xã hội...
Các Nghị quyết, Quyết định đã được cụ thể bằng các chương trình hành động cụ thể và đã thực sự trở thành mục tiêu phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và toàn dân. Các giải pháp được triển khai đồng bộ để thực hiện các chương trình mục tiêu như phát triển cơ sở hạ tầng (tại các khu vực cửa khẩu có quy định riêng), tín dụng đối với người nghèo, chính sách hỗ trợ sản xuất và phát triển
ngành nghề, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ người nghèo thông qua khuyến nông, khuyến lâm...đặc biệt là các chính sách ưu đãi cho vùng nghèo, vùng biên giới khó khăn đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Toàn vùng có 21 xã, thị trấn biên giới được hưởng các ưu đãi trong phạm vi điều chỉnh của chương trình 135.
Sau 5 năm, toàn tỉnh đã có trên 700 công trình được xây dựng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ và hệ thống thủy lợi), trong đó trên 600 công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
Trong 05 năm 2001-2005 đã đầu tư 4.900 triệu đồng, thực hiện trồng rừng mới 2.300 ha, bảo vệ rừng 14.100 ha, khoanh nuôi 4.900 ha, trồng cây ăn quả 60 ha. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 17,06% năm 2001 xuống còn 9,98% năm 2004 (hộ nghèo áp dụng theo chuẩn mới năm 2005 là 44.001 hộ, chiếm tỷ lệ 29,07%)..
Đến hết năm 2005, về cơ bản toàn tỉnh không còn hộ đói, không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách.
Chính sách phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm: Hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm ra đời và phát triển trên cơ sở Quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ năm 1992, sau đó được Bộ luật Lao động quy định tại Điều 18 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ và Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 10/3/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Đến nay toàn tỉnh Lạng Sơn có 02 Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc 02 đơn vị chủ quản là Sở Lao động Thương binh & Xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh.
Trung tâm Giới thiệu việc làm là công cụ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, tạo môi trường cho sự hoạt động hiệu quả của quy luật cung - cầu lao động, thúc đẩy sự vận hành của Thị trường lao động. Ngoài chức năng giới thiệu, tư vấn, cung ứng việc làm, 02 trung tâm này còn thực hiện việc cung ứng thông tin Thị trường lao động, tạo cơ hội đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.
Kết quả trong giai đoạn 2001-2005 số lượt người sử dụng lao động và người lao động đến với các Trung tâm dịch vụ việc làm để được tư vấn về nghề, việc làm, tìm kiếm việc làm ngày một tăng. Từ 1.000- 1.500 lượt người năm 2001 sang năm 2002, 2003, 2004, 2005 tăng lên 2.000 lượt người mỗi năm.
Từ tình hình vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn, rút ra một số hạn chế của Chính sách lao động - việc làm như sau:
Các chính sách phát triển kinh tế chưa được gắn kết, lồng ghép toàn diện với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là chính sách về thuế, tín dụng; Chính sách thị trường lao động, chính sách phát triển kinh tế tư nhân... chưa tạo được động lực cho phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô việc làm.
Thị trường lao động phát triển ở mức thấp, chưa có môi trường pháp lý để hoạt động thông thoáng; các chính sách hỗ trợ việc làm còn thiếu, đặc biệt là chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động.
Chính sách cho vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm còn nhiều bất cập đã hạn chế tạo thêm việc làm cho người lao động. Cho vay theo chương trình giải quyết mang tính ngắn hạn, giải quyết tình thế, vốn bình quân/một dự án thấp không đảm bảo được giải quyết việc làm lâu dài cho người lao động. Hơn nữa, sự thiếu hụt các công cụ giám sát, đánh giá hiệu quả dự án, tổ chức thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, nặng tính hành chính cũng hạn chế đến mục tiêu giải quyết việc làm của Chương trình quốc gia giải quyết việc làm.
b) Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Theo quan niệm "nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia vào một công việc nào đó" (Phạm Minh Hạc, 2001) thì phát triển nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, là sự biến đổi về số lượng và chất lượng trên các mặt, thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi, tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Mặc dù diễn đạt có sự khác nhau, song phát triển nguồn nhân lực được coi là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển của địa phương, quốc gia.
Xác định vai trò quyết định của nhân tố con người đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm tới phát triển con người và nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Có thể chia ra 2 giai đoạn đào tạo và bồi dưỡng: giai đoạn tiền nhiệm sở và giai đoạn tại nhiệm sở.
Đào tạo giai đoạn tiền nhiệm sở được thực hiện chủ yếu trong các cơ sở giáo dục & đào tạo ở các bậc phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.
Nền giáo dục nước ta từ khi giành được chính quyền đã trải qua nhiều lần cải cách. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành TW (khóa 8) đưa ra định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh tiếp tục coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo, phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ trương lớn, bao trùm, chi phối toàn bộ quá trình đổi mới giáo dục & đào tạo những năm qua là chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân từ mục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Vận dụng đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng, chúng ta đã tiến hành đổi mới cấu trúc hệ thống và cơ chế vận hành sao cho vừa thích hợp với điều kiện trước mắt, vừa chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Điều đó được thể hiện qua các chủ trương như: Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân; Sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục & đào tạo; Đa dạng hóa các loại hình giáo
dục & đào tạo; Xã hội hóa giáo dục; Dân chủ hóa giáo dục; thực hiện chính sách mở cửa trong giáo dục & đào tạo; gắn đào tạo với nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và lao động sản xuất.
Thực hiện chủ trương trên, công tác giáo dục- đào tạo của tỉnh Lạng Sơn có nhiều chuyển biến tích cực: Thời kỳ 2001-2005, hàng năm số học sinh trung học phổ thông tăng 13,65%, trung học cơ sở tăng 3,01%. Năm 2005 số học sinh đi học tiểu học đúng tuổi đạt 99,9%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 45%. Đến hết năm 2005 thực hiện phổ cập trung học cơ sở đạt 85,6%.
Hiện nay, toàn tỉnh có 24 cơ sở đào tạo nghề trong đó có 05 cơ sở công lập, 03 cơ sở dân lập và 16 cơ sở tư thục. Hàng năm đào tạo đạt khoảng 2.200 học sinh các ngành nghề, trong đó chỉ có 200 học sinh được cấp bằng nghề, số còn lại chủ yếu là hệ ngắn hạn.
Trong đó vùng biên giới của tỉnh mới có một trung tâm duy nhất đặt tại huyện Lộc Bình với quy mô nhỏ 200 học sinh/năm, đào tạo hệ ngắn hạn.
Công tác đào tạo nghề đã góp phần ổn định xã hội, tạo được nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cơ bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên nền công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tạo cơ hội cho người lao động được học nghề phù hợp và tạo thêm cơ hội tìm việc làm phù hợp, tạo lòng tin cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh vào chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Dần dần thực hiện phân luồng trong giáo dục và đào tạo ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy vậy, công tác đào tạo nghề của tỉnh quy mô nhỏ, số lao động qua đào tạo hàng năm thấp. Biện pháp tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu thật sâu sắc về vấn đề học nghề yếu, do đó hàng năm việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên nhìn chung còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và thiếu về số lượng. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Mức độ xã hội hóa về đạo tạo nghề thấp, chưa huy động được nhiều nguồn lực của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và của bản thân người học cho dạy nghề. Số lượng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn rất hạn chế (cả tỉnh mới chỉ có 03 cơ sở dân lập, 16 cơ sở tư thục chủ yếu dạy theo phương thức truyền nghề), quy mô đào tạo nhỏ bé, chất lượng đào tạo chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do chưa thực hiện tốt công tác nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề còn thụ động, thiếu những kế hoạch dài hạn; các nguồn lực đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế, chưa đảm bảo cho sự phát triển một cách đồng bộ và nhanh chóng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu thốn, lạc hậu.
c) Chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tiền lương của nhà nước. Năm 1995 với sự ra đời của Bộ luật Lao động, vai trò và nội dung của tiền lương tối thiểu đã chính thức được luật pháp hóa. Tại Điều 55 của Bộ luật Lao động đã quy định vai trò của mức tiền lương tối thiểu như lưới an toàn chung cho mọi người làm công
ăn lương: "Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động... Mức tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định". Điều 56, "Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và dùng làm căn cứ tính các mức tiền lương cho các loại lao động khác".
Một số tồn tại chính:
Mức lương tối thiểu đặt ra thấp, không đủ chi cho nhu cầu thiết yếu của người lao động và chậm được điều chỉnh nên giá trị thực tế giảm dần.
Tiền lương tối thiểu chung chưa trở thành lưới an toàn cho lao động làm công ăn lương trong toàn xã hội.
Trong khu vực nhà nước, việc gắn tiền lương tối thiểu của khu vực nhà nước với mức tiền lương tối thiểu chung trong cơ chế thị trường còn nhiều bất cập.
d) Việc thực thi các chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, vận dụng linh hoạt chủ động sáng tạo chính sách của Chính phủ, tập trung chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành, các huyện biên giới tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Các ngành chức năng như: biên phòng, hải quan, công an, thuế, Quản lý thị trường,…đã tiến hành sắp xếp, bổ sung, kiện toàn tổ chức lực lượng ở