Kiến nghị với tỉnh

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 76 - 77)

- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ

3.2.3.1.Kiến nghị với tỉnh

GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ ĐẾN NĂM

3.2.3.1.Kiến nghị với tỉnh

- Đề nghị tỉnh tăng ngân sách hỗ trợ đào tạo hàng năm cho cán bộ cơ sở vùng biên giới.

- Bổ sung, hoàn thiện Qui hoạch các khu kinh tế cửa khẩu cho phù hợp với xu thế phát triển lâu dài và hội nhập quốc tế.

- Thống nhất cơ chế hợp tác của Lạng Sơn và Quảng Tây để tiếp tục phát triển mở rộng các Khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống chợ biên giới hiện có, đồng thời tăng cường đầu tư hình thành một số trung tâm thương mại lớn, hệ thống kho vận, kho bảo quản hàng hóa sử dụng công nghệ hiện đại tại khu vực thị trấn Đồng Đăng, cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Chi Ma. Phối hợp đầu tư Khu gia công mậu dịch xuyên quốc gia tạo thêm công ăn việc làm cho lao động vùng biên.

- Hợp tác hình thành các tuyến, tour du lịch trên địa bàn Lạng Sơn, Quảng Tây, xây dựng và mở rộng các tuyến, tour ra các tỉnh, thành phố trong phạm vi "hai hành lang, một vành đai" với nhiều loại hình du lịch thích hợp. Hai bên cùng phối hợp hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, quảng bá văn hóa của mỗi địa phương góp phần tạo ra những việc làm mới, đồng thời bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa địa phương..

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân biên giới về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế vùng biên giới và tự giác chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Uỷ đảng, chính quyền đối với thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển các cửa khẩu đã đề ra.

- Tỉnh chủ động đàm phán, ký kết với Chính phủ Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc) mở thêm các điểm thông quan, các cặp

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế (Trang 76 - 77)