Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại SCB Tân Bình

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại SCB Tân Bình (Trang 45 - 48)

- Lưu hồ sơ.

3.2Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại SCB Tân Bình

Bình

3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Thực hiện đầy đủ và chính xác theo quy trình tín dụng mà hội sở yêu cầu, tránh tình trạng chạy theo thành tích mục tiêu mà thẩm tra sơ sài, cẩu thả. Đồng thời thực hiện nhanh chóng, giải quyết, trả lời khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể, không để khách hàng đợi quá lâu dẫn đến mất kiên nhẫn, ngân hàng sẽ bị mất khách hàng và uy tín trên thị trường.

3.2.2 Tăng cường kiểm tra tín dụng: nội bộ phòng kinh doanh tăng cường kiểm soát của trưởng phòng kinh doanh, giám đốc chi nhánh cũng tham gia vào quá trình giám sát,

không để xảy ra tiêu cực. Đáp ứng nhu cầu kiềm tra từ hội sở, tránh tình trạng đối phó, tạo báo cáo không chính xác.

3.2.3 Ngăn ngừa và xử lý những khoản vay quá hạn: đối với những khoản vay nghi ngờ quá hạn, trả gốc hoặc lãi chậm trễ, nhân viên tín dụng nên tìm hiểu nguyên nhân từ khách hàng, tham gia tư vấn, giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn.

3.2.4 Mua bảo hiểm cho các khoản vay nghi ngờ: Đặc điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam là các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn về quy mô vốn, phạm vi hoạt động. Vì vậy khả năng cạnh tranh cũng khác nhau. Đặc biệt sự chênh lệch về thị phần làm cho các ngân hàng nhỏ khó duy trì hoạt động. Trước thực tế như vậy, đã thúc đẩy hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam sớm hình thành. Hiện nay tổ chức Bảo hiểm tiền gửi duy nhất tồn tại ở Việt Nam là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN). Việc mua bảo hiểm các khoản vay nghi ngở của tổ chức này sẽ làm gia tăng chi phí, nhưng sẽ đảm bảo ngân hàng không bị thiệt hại nặng nề khi khách hàng mất khả năng chi trả.

3.2.5 Bảo đảm tín dụng: tất cả các khoản vay đều có tài sản đảm bảo. Công tác thẩm định tài sản được giao cho công ty Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản (SCBA) (trước đây là công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn Phú Gia)

3.2.6 Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: các khoản vay được phân thành 5 nhóm cụ thể từ nhóm 1 đến nhóm 5. Việc phân nhóm được thực hiện cả bằng định lượng và định tính.

3.2.6 Nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ tín dụng: tổ chức các lớp nâng cao, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ có nhu cầu đi học.

3.2.7 Cải tiến các loại hình cho vay trung dài hạn. Đa dạng hóa ngành nghề cho vay: tích cực giới thiệu những loại hình cho vay đến những tổ chức, công ty có ngành nghề mới trong cơ cấu ngành nghề cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó phải nâng cao công tác thẩm định cho cán bộ tín dụng bởi mỗi ngành nghề có những đặc trưng khác nhau. Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kiến thức cơ bản.

3.2.9 Thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng: tổ chức tốt công tác tư vấn, đón tiếp khách hàng. Tạo ấn tượng tốt cho khách hàng từ đầu. Với những khách hàng cũ, có lịch sử giao dịch tốt, thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi về lãi suất, thời hạn…quan tâm, tặng quà cho khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ. Bởi đối với những khách hàng cũ công tác thẩm định

được thực hiện dễ dàng hơn khách hàng mới rất nhiều, khả năng trả nợ cũng được chắc chắn hơn.

3.2.10 Mở rộng chính sách tín dụng: tùy theo thời điểm mà ngân hàng nhà nước có những chính sách tín dụng nhất định. Từ đó hội sở cũng có chính sách riêng, đặt yêu cầu với chi nhánh. Chi nhánh cần chấp hành tốt yêu cầu để đảm bảo an toàn cho toàn hàng. Tình hình kinh tế hiện đang dần cải thiện, hy vọng chính sách tín dụng trong tương lai sẽ được mở rộng hơn nữa. đáp ứng nhiều hơn

3.2.11 Nâng cấp cơ sở vật chất: cải tiến hơn nữa hệ thống phần mềm hiện đang sử dụng. Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện nhanh chóng, chính xác công tác thẩm định. Cơ sở vật chất của ngân hàng hiện tại cần cải thiện hơn nữa, thực hiện thêm trang trí nội, ngoại thất, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng, hài lòng…

3.2.12 Nâng cao Marketing ngân hàng: Có thể thấy rằng trong thời gian qua, cũng như ngân hàng thương mại khác, SCB đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế. Ngân hàng đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, ngân hàng nên đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới... Cùng với đó, để thu hút thêm khách hàng, ngân hàng nên cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ... ngân hàng phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động Marketing nói riêng. Do đó ngân hàng cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Ngân hàng có thể liên kết với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm

trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài. Ngoài ra ngân hàng cần xác định rõ vai trò của hoạt động Marketing đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó chủ động trong việc chi cho hoạt động Marketing, tránh tình trạng trùng lắp hay chồng chéo giữa các chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại SCB Tân Bình (Trang 45 - 48)