Phân tích dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại SCB Tân Bình (Trang 28 - 31)

- Lưu hồ sơ.

2.2.1.3 Phân tích dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế:

Bảng 4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế (đvt: đồng) Tổng dư nợ tín dụng

(Theo ngành kinh tế) 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Nông nghiệp và Lâm nghiệp 0 2,900,000,000 2,900,000,000

Thủy sản 4,778,706,000 2,800,054,800 3,225,000,000

Công Nghiệp Chế Biến 262,007,973,825 319,907,054,956 377,918,697,132

Công nghiệp khai thác mỏ 0 0 96,350,385,992

Xây dựng 2,600,000,000 27,355,045,756 44,953,444,152

cơ,đồ dùng CN và GĐ

Hoạt động khoa học và công nghệ 0 2,215,000,000 173,500,000 Hoạt động phục vụ cá nhân

và công cộng 312,748,697,212 80,939,087,532 50,508,207,296

Khách sạn và nhà hàng 0 117,000,000 0

Hoạt động văn hoá thể thao 450,000,000 330,000,000 210,000,000

Giáo dục và đào tạo 0 193,000,000,000 494,567,323,868

Vận tải kho bãi và thông tin liên

lạc 0 0 3,506,652,000

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 130,000,000 0 0

Tổng cộng 615,922,751,113 697,396,960,256 1,135,680,408,677

(Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)

(Biểu đồ 8: cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế năm 2007)

(Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)

Trong năm 2007, dư nợ của hoạt động phục vụ cá nhân và cộng cộng chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 50%. Tiếp theo là công nghiệp chế biến, với 2 ngành trên, dư nợ tín dụng đã hơn 90%. Vào thời điểm này, chi nhánh vẫn chưa mở rộng quy mô, các khoản cho vay còn nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cá nhân, đặc biệt là cá nhân, tập thể tham gia sản xuất nông nghiệp (trên địa bàn Củ Chi).

(Biểu đồ 9: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế năm 2008)

(Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)

Đến năm 2008, dư nợ tín dụng của thành phần công nghiệp chế biến vẫn duy trì ở tỷ lệ cao và đã đạt tỷ lệ cao nhất. Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng giảm sút mạnh, chỉ còn 11.61%, nguyên nhân chính là trong thời gian này Phòng Giao Dịch Củ Chi đã tách ra thành chi nhánh riêng, không còn thuộc quản lý của SCB Tân Bình. Các ngành khác cũng có chuyển biến tốt như các ngành xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, giáo dục và đào tạo, thương nghiệp, SC xe có động cơ, đồ dùng CN và GĐ… tỷ lệ dư nợ đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ từng bước đa dạng hóa ngành nghề, góp phần giảm thiểu rủi ro.

(Biểu đồ 10: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế năm 2009)

Sang năm 2009, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu ngành nghề là ngành giáo dục và đào tạo (chiếm 43.55%). Chiếm tỷ lệ tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến (33.28%). Các ngành chiếm tỷ lệ tiếp theo là công nghiệp khai thác mỏ (8.48%), thương nghiệp, sữa chữa xe có động cơ, đồ dùng công nghiệp và gia đình (5.04%), hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng (4.45%), xây dựng (3.96%). Các ngành còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0.88%).

Qua phân tích cơ cấu ngành nghề, ta nhận thấy cơ cấu ngành nghề cho vay của chi nhánh chưa thật sự đa dạng, chỉ tập trung vào một vài ngành cơ bản. Điều này sẽ nguy hiểm khi ngành gặp khó khăn trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Việc đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề cho vay là yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn hơn.

Phân tích về sự tăng trưởng dư nợ cho vay của từng ngành nghề, các ngành có sự tăng trưởng mạnh là công nghiệp chế biến: qua 2 năm 2008 và 2009, tăng 57 tỷ và 58 tỷ (tăng 1.22 lần và 1.18 lần), xây dựng: tăng 24 tỷ và 17 tỷ (tăng 10 lần và 1.64 lần), giáo dục đào tạo: tăng 193 tỷ và 301 tỷ đồng (năm 2009 tăng 2.56 lần so với 2008). Các ngành khác như thương mại, công nghiệp sữa chữa xe, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp… nhìn chung có tăng nhưng biến động phức tạp, khó có thể dự đoán xu hướng. Nói chung các ngành trên có số lượng hồ sơ không nhiều và không phải là khách hàng thân thiết. Các số liệu của các ngành biến động ngẫu nhiên vào nhu cầu khách hàng, việc duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng này và tìm kiếm khách hàng mới thuộc những ngành mới là nhu cầu cấp thiết của chi nhánh vào giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại SCB Tân Bình (Trang 28 - 31)