- Lưu hồ sơ.
2.2.1.5 Phân tích số dư bảo lãnh:
Bảng 6: Tổng hợp số dư bảo lãnh (đvt: đồng)
Số dư cuối kỳ bảo lãnh thanh toán 1,122,000,000 - 1,051,200,100 Số dư cuối kỳ bảo lãnh thực hiện hợp đồng 547,390,220 1,392,023,97
4 17,273,757,154Số dư cuối kỳ bảo lãnh dự thầu 350,000,000 244,246,000 1,318,328,000 Số dư cuối kỳ bảo lãnh dự thầu 350,000,000 244,246,000 1,318,328,000
Số dư cuối kỳ bảo lãnh khác 92,293,993 413,525,360 -
Tổng số dư bảo lãnh 2,111,684,213 2,049,795,334 19,643,285,254
(Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)
Hoạt động chính của phòng kinh doanh là hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thẩm tra hồ sơ vay vốn, một nghiệp vụ nữa cũng được thực hiện nhiều ở phòng kinh doanh là nghiệp vụ bảo lãnh. Vì khách hàng chính của chi nhánh là khách hàng doanh nghiệp nên nhu cầu cấp bảo lãnh là tương đối lớn. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh trong các năm như sau: năm 2007 đạt 2,112 triệu đồng, năm 2008 đạt 2,050 triệu đồng, năm 2009 đạt 19,643 triệu đồng. Qua đó ta nhận thấy dư nợ bảo lãnh tăng đột biến trong năm 2009, chứng tỏ nghiệp vụ này phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Tổng cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán biến động như sau: năm 2008 giảm 56,332 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 10,106 triệu đồng so với năm 2008.
(Biểu đồ 12: Số dư bảo lãnh qua các năm)
(Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)
Cơ cấu loại hình bảo lãnh biến động mạnh qua các năm. Năm 2007, chiếm tỷ lệ cao nhất là bảo lãnh thanh toán (53.13%) tiếp theo là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu ở vị trí thứ 3, các loại bảo lãnh khác chiếm 4.37%. Đến năm 2008, chi nhánh không thực hiện 1
hợp đồng bảo lãnh thanh toán nào, chiếm tỷ lệ cao nhất là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (67.91%), bảo lãnh dự thầu đạt 11.92%, các loại bảo lãnh khác đạt 20.17%. Đến cuối năm 2009, số dư cuối kỳ bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất, đạt 17,274 triệu đồng (chiếm 87.84%), bảo lãnh dự thầu đạt 1,318 triệu đồng (6.71%), bảo lãnh thanh toán đạt 1,051 triệu đồng (chiếm 5.35%). Nguyên nhân của sự biến động cơ cấu có thể là do nhu cầu của khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp. Vì số lượng khách hàng là không nhiều vì thế khó đưa ra xu hướng biến động cũng như tỷ lệ cố định. Nhưng việc tăng sản lượng trong các năm là một tín hiệu tốt, việc đa dạng hóa loại hình tín dụng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ sẽ giúp gia tăng chất lượng cũng như số lượng của hoạt động bảo lãnh.
(Biểu đồ 13: cơ cấu số dư bảo lãnh năm 2009)
(Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)