- Lưu hồ sơ.
2.2.2.3 Phân tích tình hình nợ quá hạn: Bảng 13: Tổng hợp doanh số nợ quá hạn (đvt:đồng)
Bảng 13: Tổng hợp doanh số nợ quá hạn (đvt:đồng) Tổng dư nợ tín dụng (theo nhóm nợ) 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Nhóm 1 15,722,751,113 697,396,960,256 1,135,281,908,677 Nhóm 2 225,000,000 Nhóm 3 Nhóm 4 195,000,000 173,500,000 Tổng cộng 615,917,751,11 3 697,396,960,256 1,135,680,408,677 (Nguồn: phòng kinh doanh SCB Tân Bình)
Việc trả nợ của các khách hàng vay được thực hiện rất tốt, trong những năm vừa qua, số nợ quá hạn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong năm 2007, nợ quá hạn là 195 triệu đồng, được phân vào nợ nhóm 4. Đây là khoản nợ của phòng giao dịch Củ Chi, hiện nay đã trở thành chi nhánh độc lập, không còn thuộc quyền quản lý của chi nhánh Tân Bình. Năm 2008, không có nợ quá hạn. Năm 2009 có 385,5 triệu đồng là nợ quá hạn. Trong đó 225 triệu được phân vào nợ nhóm 2, đây là khoản nợ trung hạn. 173,5 triệu đồng là nợ nhóm 4, đây là khoản vay theo món, ngắn hạn.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là rất thấp, chưa được 1%. Điều này chứng tỏ rằng các nhân viên tín dụng đã thẩm tra hồ sơ vay vốn, phương án kinh doanh rất cẩn thận. Đặt yếu tố rủi ro lên hàng đầu, đây là một tín hiệu đáng mừng, khi chi nhánh chủ trương phát triển bền vững. Dư nợ quá hạn của chi nhánh là phù hợp với toàn hàng, trong năm 2009 tổng nợ xấu của SCB là 408 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 1.28% trong tổng dư nợ).
Trong năm 2009, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh là 1,103 triệu đồng, giảm 1 938 triệu đồng so với năm 2008 (năm 2008 là 3,041 triệu đồng), điều này chứng tỏ các khoản vay trong năm 2009 có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với năm 2008. Mặc dù doanh số cho vay có giảm sút nhưng nếu chất lượng khoản vay được cải thiện thì cũng là một tín hiệu đáng mừng. Nếu xét chi phí dự phòng so với tổng thu nhập lãi thuần thì chi phí dự phòng chiếm tỷ lệ rất thấp: 1.23% (tổng thu nhập lãi thuần của chi nhánh là 89,620 triệu đồng) thì vẫn đạt tỷ lệ an toàn.