Tác dụng dược lý của nấm Linh chi

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi khô (Trang 30 - 33)

d) Đề nghị và điểm:

2.3.2 Tác dụng dược lý của nấm Linh chi

Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý, người ta thấy sử dụng nấm Linh chi có tác dụng rất tốt đối với nhiều chứng bệnh. [1, 8]

Tác dụng trên hệ tim mạch:

 Nấm Linh chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng.

 Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành), dùng nấm Linh chi có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp cholesterol, giảm nồng độ mỡ trong máu, làm giảm quá trình kết tụ tiểu cầu, giảm co tắc mạch, giảm xơ cứng thành động mạch, tăng cường tuần hoàn máu.

 Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt.

Tác dụng trên hệ hô hấp:

Nấm Linh chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80%, có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.

Tác dụng trên hệ tiêu hóa:

 Chứa nhóm Steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, ức chế nhiều loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…  Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn

tính và tiêu chảy.  Tác dụng trên hệ thần kinh:

 Dịch chiết thể sợi nuôi cấy tầng sâu của Linh chi đa niên có tác dụng tăng cường ức chế thần kinh trung ương của các thuốc nhóm barbital, làm giảm hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng trấn tĩnh trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh. Các nhà nghiên cứu viện y học Bắc Kinh đã tiến

nghiên cứu trên đối tượng chuột nhắt và đưa ra kết quả dịch chiết cồn ethanol thể sợi, khi tiêm phúc mạch chuột nhắt trắng với liều 5g/kg thể trọng thì sau 1-2 ngày xuất hiện tác dụng trấn tĩnh thần kinh, làm giảm rõ rệt các hoạt động. Tác dụng trấn tĩnh có thể duy trì sau 2 giờ. Linh chi còn có tác dụng giảm cơn co giật do nicotin gây ra.

 Các nhà khoa học Trung Quốc cũng nghiên cứu đối tượng chuột nhắt trên mô hình tấm nóng đã chứng minh được linh chi có tác dụng ức chế phản ứng xoay mình của chuột nhắt, có tác dụng làm giảm đau. Hiệu quả điều trị của linh chi trên các bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, còn được coi là tác dụng bảo vệ hệ thần kinh trung ương, giảm hưng phấn, giảm kích thích ngoại cảnh, từ đó giúp cho bệnh nhân chìm trong giấc ngủ, tạo điều kiện cho tế bào não nghỉ ngơi và tăng cường quá trình trao đổi chất của tế bào thần kinh, giúp cho thần kinh trung ương điều tiết chuẩn xác hệ thần kinh thực vật và hoạt động nội tạng nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể.

 Ngoài ra, nấm Linh chi có tác dụng thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.

Khả năng miễn dịch: Nấm Linh chi có chứa một lượng lớn Germanium

hữu cơ, Polysaccharides và Triterpenes, những thành phần này đã được chứng minh là tốt hơn cho hệ miễn dịch và cải thiện hệ miễn dịch của chúng ta.

 Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.

 Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

 Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.

 Tác dụng như một chất ôxi hóa khử các gốc tự do trong cơ chế chống lão hóa, chống ung thư.

 Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.

 Nấm Linh Chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng.

Tác dụng bảo vệ gan:

 Bệnh viện ở Sơn Đông – Trung Quốc dùng một loại “xúp” Linh chi để giải độc và bổ gan có kết quả tốt (>90%) cho 70.000 ca, trong đó 879 ca đang được trị liệu chuyên biệt. [15]

 Nhóm nghiên cứu thuộc đại học Y Bắc Kinh đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu trên chuột nhắt trắng (Cavia porcellus) và chứng minh được linh chi có thể vệ gan, làm giảm nhẹ tổn thương tế bào gan do CCl4 (tetrachlorurcacbon) gây ra. Polysaccharid linh chi cũng có tác dụng tăng tích lũy anbumin huyết tương. Trên lâm sàng linh chi cũng đã được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ gan, phục hồi chức năng gan và điều trị khá tốt bệnh viêm gan B.

 Nhóm steroid giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.  Giáo sư Lâm Chí Bân đã khẳng định sử dụng chất đa đường chiết xuất

từ nấm linh chi có tác dụng bổ gan, khống chế có hiệu quả đối với viêm gan mãn do virus đạt hiệu quả 97-98%, bổ trợ cho điều trị ung thư gan (theo báo Khoa học phổ thông, chuyên đề Nấm và sức khỏe 2006,

63:801).

Tác dụng chống tiểu đường:

Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

Tác dụng chống ung thư:

 Linh chi được xem là một chất rất có triển vọng trong việc chữa trị và ngăn chặn một phần nào đó đối với bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu cho thấy nấm Linh chi có thể ngăn chặn sự bám dính và sự di căn của những tế bào ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt.

 Bằng việc kết hợp các phương pháp xạ trị, hoá trị, giải phẫu với trị liệu nấm trên các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm cao hơn nhóm không dùng nấm. Nhiều thông tin ở Đài Loan cho biết nếu dùng nấm Linh chi trồng trên gỗ long não điều trị cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung đạt kết quả tốt - khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm Linh chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD.

 Công trình của Zhibin Lin (1994) đã chỉ ra nguyên lý hiệu dụng là tăng khôi phục hệ miễn dịch, nhờ đó các phác đồ trị liệu: xạ trị, hóa trị, giải phẩu đạt kết quả cao hơn.

Khả năng kháng HIV:

Để khảo sát khả năng kháng HIV của các hợp chất trong nấm Ganoderma lucidum, người ta đã sử dụng dịch chiết từ quả thể trong thử nghiệm kháng virus HIV – 1 trên các tế bào lympho T ở người. Sự nhân lên của virus được xác định qua hoạt động phiên mã ngược trên bề mặt các tế bào lympho T đã được gây nhiễm HIV – 1. Kết quả cho thấy có sự ức chế mạnh mẽ hoạt động sinh sản của loại virus này (Gau J.P, 1990; Kim, 1996). Do đó, nhiều quốc gia đã đưa Linh chi vào phác đồ điều trị tạm thời, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch và nâng đỡ thể trạng cho các bệnh nhân trong khi AZT, DDI, DDC, còn hiếm và rất đắt. Các nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh các hoạt chất từ nấm Linh chi có tác dụng như sau: (Masao Hattori, 2001).

 Ganoderiol F và ganodermanontirol có hoạt tính chống HIV – 1.

 Ganoderderic acid B và lucidumol B có tác động ức chế hữu hiệu protease HIV– 1.

 Ganodermanondiol và lucidumol A ức chế phát triển tế bào Meth – A (mouse sarcoma) và LLC (mouse lung carcinoma).

Ngoài ra các ganoderma alcohol là lanostane triterpene với nhóm hydroxol (- OH) ở vị trí C25 có khả năng chống HIV – 1, Meth – A và LLC ở chuột.

Khả năng antioxydant:

Nhiều thực nghiệm chỉ ra vai trò của các saponine và triterpenoid, mà trong đó Ganoderic acid được coi là hiệu quả nhất (Wang C.H, 1985). Những nghiên cứu gần đây đang đẩy mạnh theo hướng làm giàu Selenium - một yếu tố khoáng có hoạt tính antioxydant rất mạnh – vào nấm Linh chi. Chính vì vậy con người có thể chờ đợi vào một dược phẩm tăng tuổi thọ, trẻ hoá từ nấm Linh chi nói chung và Linh chi Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi khô (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)