Kết quả khảo sát các chỉ tiêu về độ tinh khiết

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi khô (Trang 51)

d) Đề nghị và điểm:

4.1Kết quả khảo sát các chỉ tiêu về độ tinh khiết

4.1.1 Độ ẩm

 Sau khi tiến hành thực nghiệm, ta thu được kết quả độ ẩm của 10 mẫu nấm Linh chi như sau:

Bảng 4.1: Kết quả đo độ ẩm Mẫu Độ ẩmSD (%) 1 12,110,15 2 12,550,17 3 14,280,16 4 14,340,14 5 11,540,16 6 12,560,20 7 14,010,34 8 10,640,01 9 13,670,17 10 13,410,25

(SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn theo phương pháp phân tích Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) chương trình Excel.)

 Nhận xét:

Thực nghiệm đo độ ẩm trên 10 mẫu nấm Linh chi khô thu được kết quả trong khoảng 10,64-14,34%, đạt tiêu chuẩn so với quy định của Dược điển Trung Quốc 2005 (không quá 17%).

Có sự khác lệch giữa các kết quả là do mỗi loại nấm có nguồn gốc khác nhau (được thu mua từ nhiều nguồn trong nước, điều kiện môi trường khác nhau, công tác chế biến và bảo quản khác nhau), nên mức độ khô kiệt và nhiễm ẩm trở lại khác nhau, tuy nhiên ở độ ẩm này các mẫu nấm chưa bị ẩm mốc và hư hại.

Trong quá trình xử lý mẫu (cắt mẫu, trộn và chọn mẫu) không thể tránh khỏi một số ảnh hưởng từ tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm không khí trong mùa mưa, ... Tuy nhiên, thao tác nhanh chóng và công tác bảo quản nghiêm ngặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, trong bao nilon kín, đảm bảo mẫu ít bị ảnh hưởng nhất từ môi trường, không ảnh hưởng lớn đến kết quả.

4.1.2 Tro toàn phần

 Sau quá trình nung tro, ta thu được kết quả Tro toàn phần của 10 mẫu nấm Linh chi như sau:

Bảng 4.2: Kết quả Tro toàn phần

Mẫu Tro toàn phầnSD (%)

1 2,110,02 2 2,310,02 3 2,210,01 4 2,140,02 5 2,250,01 6 2,350,01 7 2,140,01 8 2,200,01 9 2,120,02 10 2,300,02

(SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn theo phương pháp phân tích Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) chương trình Excel.)

 Nhận xét:

Thực nghiệm nung Tro toàn phần của 10 mẫu nấm Linh chi khô thu được kết quả trong khoảng 2,11-2,35%, đạt tiêu chuẩn so với quy định của Dược điển Trung Quốc 2005 (không quá 3,2%).

Các kết quả khá tương đồng nhau và đều đạt tiêu chuẩn, có thể thấy tro tổng số không hiện diện nhiều làm giảm đi chất lượng của dược liệu.

4.1.3 Tro không tan trong acid

 Sau quá trình tiến hành, ta thu được kết quả Tro không tan trong acid của 10 mẫu nấm Linh chi như sau:

Bảng 4.3: Kết quả Tro không tan trong acid

Mẫu Tro không tan trong acidSD (%)

1 0,240,01 2 0,310,02 3 0,210,01 4 0,290,01 5 0,280,02 6 0,320,02 7 0,250,02 8 0,300,01 9 0,300,02 10 0,330,01

(SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn theo phương pháp phân tích Thống kê mô tả

(Descriptive Statistics) chương trình Excel.)  Nhận xét:

Thực nghiệm tiến hành nung Tro không tan trong acid trên 10 mẫu nấm Linh chi khô thu được kết quả trong khoảng 0,21-0,33%, đạt tiêu chuẩn so với quy định của Dược điển Trung Quốc 2005 (không quá 0,5%).

Kết quả cho thấy hàm lượng Tro không tan trong acid (cũng như tro toàn phần) không vượt chuẩn, có thể kết luận 10 mẫu nấm đều không bị nhiễm bẩn, ko lẫn nhiều đất cát, đảm bảo dược liệu sạch.

4.1.4 Bán định lượng nồng độ kim loại nặng

Thêm dung dịch dithizone vào dung dịch thử và dung dịch chuẩn, lắc đều rồi rồi yên 2 phút. Nhận thấy dung dịch dithizone màu xanh lá đậm kết hợp với chì tạo ra phức chì – dithizonat có màu đỏ. So màu ống chuẩn chứa dung dịch chì 10 ppm với ống nghiệm chứa dung dịch chế phẩm thử, thấy ống chứa dung dịch chuẩn chì 10 ppm có màu sậm hơn nhiều so với ống chứa dung dịch thử.

Hình 4.1: Kết quả so màu phức chì – dithizonat

 Ống 1: Ống chứa dung dịch chuẩn chì 10 ppm + dithizone  Ống 2: Ống chứa dung dịch chế phẩm thử + dithizone

Kết luận: Hàm lượng kim loại nặng trong 10 mẫu nấm Linh chi khảo sát không quá 10 ppm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2 Kết quả định tính các hoạt chất

 Tiến hành định tính các nhóm hoạt chất chính trên dịch chiết 10 mẫu nấm Linh chi khô thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4: Kết quả định tính nhóm hoạt chất chính

Nhóm hoạt chất Kết quả định tính trên mười mẫu nấm

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 Triterpenoid (++) (++) (+) (++) (+) (+) (++) (+) (+) (++) Saponin Steroid (+) (+) (+) (++) (++) (+) (+++) (+++) (+++) (+) Alkaloid TT Mayer (++) (+) (+) (+++) (+++) (+) (+) (+) (+) (+) TT Dragendorff (+) (++) (+++) (++) (+) (+) (+) (+) (++) (+++) Acid hữu cơ (+) (+) (+) (++) (+) (+) (+) (+) (+) (+)

(-): Không (+): Có (++): Có nhiều (+++): Có rất nhiều  Nhận xét:

Theo kết quả ở Bảng 4.4 ta thấy có sự hiện diện của triterpenoid, saponin steroid, alkaloid, acid hữu cơ trên tất cả 10 mẫu nấm khảo sát.

Trong đó, nổi bật với Mẫu 4 cho kết quả định tính cả 4 hoạt chất rõ nét nhất, có thể kết luận mẫu này chứa thành phần dược chất cao nhất trong 10 mẫu nấm Linh chi.

Bên cạnh đó, Mẫu 6 được xem là cho kết quả mờ nhạt nhất trong các mẫu khảo sát, kết quả chỉ cho thấy có sự hiện diện của các nhóm hoạt chất trong mẫu này mà không có chứa nhiều.

4.3 Kết quả định lượng Polysaccharides

 Tiến hành ly trích polysaccharide từ 5 gam nấm Linh chi đã sấy khô. Sau quá trình lọc và sấy khô thu được kết quả như sau:

Bảng 4.5: Kết quả định lượng Polysaccharides thô Mẫu nấm Linh chi Khối lượng

polysaccharide thô (g) Hàm lượng polysaccharide thô (%) 1 0,0495 0,99 2 0,0577 1,15 3 0,0373 0,75 4 0,0628 1,26 5 0,0617 1,23 6 0,0383 0,77 7 0,0473 0,95 8 0,0426 0,85 9 0,0357 0,71 10 0,0532 1,06

 Nhận xét:

Thực nghiệm khảo sát hàm lượng Polysacchrides thô trên 10 mẫu nấm Linh khô thu được kết quả trong khoảng 0,71-1,26%. Trong đó, mẫu nấm số 4 (1,26%) và số 5 (1,23%) đạt kết quả cao hơn hẳn so với các mẫu còn lại, trong khi đó mẫu 3 (0,75%), mẫu 6 (0,77%), mẫu 9 (0,71%) có kết quả thấp hơn hẳn.

Qua kết quả khảo sát, nhận thấy chất lượng mỗi loại nấm là khác nhau. Nguyên nhân là do các mẫu không có cùng nguồn gốc, không cùng giống, không được nuôi trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản như nhau và không tránh khỏi trường hợp một số mẫu đã bị chiết rút hoạt chất trước khi đem ra thị trường.

4.4 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu nấm linh chi khô 4.4.1 Tiêu chuẩn đề nghị: 4.4.1 Tiêu chuẩn đề nghị:

Căn cứ vào các nội dung đã trình bày ở trên, xin được đề nghị tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu nấm Linh chi khô như sau:

Linh chi (Quả thể) Ganoderma lucidum

Mô tả

Nấm Linh chi là dạng quả thể, mũ nấm hình thận, bán tròn hoặc hơi tròn, đường kính từ 10-18 cm, dày từ 1-2 cm. Vỏ cứng, có màu vàng nâu đến nâu đỏ, bóng, mép nấm tròn và có nếp nhăn, cạnh mỏng và hơi cong. Phần ruột nấm có màu trắng đến nâu. Cuống nấm hình trụ, dài từ 7-15 cm, đường kính từ 1-3,5 cm, có màu từ nâu đỏ đến tím nâu. Bào tử nhỏ và mịn, màu vàng nâu. Mùi thơm nhẹ, vị đắng.

Soi bột

Bột màu nâu nhạt, nậu đậm hoặc vàng nâu. Sợi nấm phân tán hoặc theo nhóm, không màu hoặc màu nâu nhạt, mỏng, hơi cong, phân nhánh. Đường kính từ 2,5-6,5 m. Bào tử màu nâu, hình trứng, có 2 lớp màng. Lớp ngoài trong suốt, không màu và mỏng; lớp trong màu vàng, có nhiều gai nhỏ dạng bứu dài từ 8-12 m, rộng 5-8 m.

Định tính:

A. Bằng các phương pháp hóa học (như phần 3.2.3). B. Thực hiện phương pháp sắc ký lớp mỏng

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Petroleum ether (60 – 90 C) : Ethyl formate : Formic acid (15 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 gam bột dược liệu, thêm 30 ml methanol,

đun hoàn lưu 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn, hòa tan cắn trong 2 ml methanol.

Dung dịch đối chiếu: chuẩn bị dung dịch đối chiếu của nấm Linh chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo cách tương tự chuẩn bị dung dịch thử.

Tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 l mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, làm khô trong không khí kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Tại chỗ huỳnh quang trong sắc ký đồ của dung dịch thử tương ứng về vị trí và màu sắc trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tro toàn phần: Không quá 3,2%.

Tro không tan trong acid: Không quá 0,5%.

Bán định lượng kim loại nặng: Không quá 10 ppm chì.

Chất chiết được trong dược liệu: Thực hiện phương pháp chiết nóng để xác định chất chiết được trong dịch chiết nước. Không ít hơn 3%.

Cân chính xác khoảng 2-4 gam bột dược liệu cho vào bình nón 250-300 ml. Thêm chính xác 50-100 ml nước, đậy kín, cân để xác định khối lượng và để yên trong 1 giờ. Sau đó, đun sôi nhẹ dưới hồi lưu trong 1 giờ. Để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, thêm nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lắc mạnh, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô. Cắn thu được sấy ở 105 C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút. Cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô.

Định lượng Polysaccharides: không thấp hơn 0,5%.  Chế biến

Quả thể nấm Linh chi sau thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở 40 – 50 C, thường khoảng 3 kg nấm tươi thu được 1 kg nấm khô.

Bảo quản

Có thể đóng gói trong bao PA hút chân không. Bảo quản ở nơi mát, thoáng gió, khô ráo. Định kỳ phải theo dõi nấm mốc, sâu bọ.

Tính vị, quy kinh

Linh chi có vị ngọt hoặc đắng, tính bình, không độc. Quy vào các kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị, Phế và Thận.

Công năng, chủ trị

Bổ sung khí huyết và giảm áp lực, làm giảm ho và hen suyễn. Chủ trị: Chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ho, hen suyễn.

Sử dụng và liều lượng:

Ngày dùng 6-12 g dược liệu.  Kiêng kỵ

Không dùng Linh chi cùng với các vị thuốc “thường sơn”, “biển thanh”, “nhân trần”.

4.4.2 Giải thích tiêu chuẩn

Phần mô tả thực vật, soi bột, định tính bằng sắc ký lớp mỏng, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, chất chiết được trong dược liệu, công năng, chủ trị, cách dùng, liều lượng vẫn giữ nguyên theo tiêu chuẩn của Dược điển Trung Quốc 2005.

Bổ sung thêm: Vấn đề nhiễm kim loại nặng trong dược liệu là vấn đề được quan tâm nên khi xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu nấm Linh chi khô đã bổ sung thêm phần Bán định lượng kim loại nặng (tính theo chì), đồng thời bổ sung các phương pháp định tính các nhóm hoạt chất chính, định lượng Polysaccharides thô, chế biến, bảo quản, tính vị, quy kinh, kiêng kỵ.

Trong phần thử độ tinh khiết:

Các chỉ tiêu trên là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tính tinh khiết của dược liệu nấm Linh chi khô (không ẩm mốc và lẫn tạp chất), qua đó đánh giá được công tác chế biến, bảo quản đồng thời, tránh các sai số xảy ra khi định tính, định lượng các phần không phải là dược liệu.

Trong phần định tính:

Phần định tính các hoạt chất Triterpenoid, Alkaloid, Saponin, Acid hữu cơ được tiến hành bằng các thuốc thử hóa học theo những phương pháp thử cơ bản dựa vào các dấu hiệu nhận biết đặc trưng, các hoạt chất được xác định là có tồn tại trong nấm Linh chi. Việc xác định các chỉ tiêu này nhằm xác thực lại những hoạt chất có lợi trong nấm Linh chi, đảm bảo cả các loại nấm nghiên cứu đều có hoạt tính tốt khi dùng để làm thuốc và trị bệnh.

Trong phần định lượng:

Công tác xác định hàm lượng Polysaccharides thô trong nấm Linh chi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nấm, là một dữ liệu quan trọng cho công tác sử dụng nấm Linh chi làm thuốc. Qua việc khảo sát hàm lượng của 10 loại nấm Linh chi, ta rút ra được kết luận về loại nấm có chứa hàm lượng Polysaccharides cao, từ đó có thể ứng dụng vào việc chọn giống nuôi trồng và sản xuất.

Thực nghiệm được tiến hành theo Qui trình chiết suất polysaccharides

từ nấm Linh chi (Theo Yihuai Gao và ctv, 2001) sử dụng cồn 80% ở nhiệt độ

70C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài phương pháp chiết trên, Polysaccharide được tiến hành định lượng bằng phương pháp UV-VIS trong luận văn của bạn Lê Đăng Khoa. Đồng thời, trong luận văn của bạn Bùi Thị Ngọc Hân cũng đã tiến hành định

lượng một hoạt chất quan trọng khác trong nấm Linh chi là Triterpenoid bằng phương pháp UV-VIS.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Dựa trên điều kiện cơ sở và yêu cầu chất lượng, bước đầu đã lựa chọn được được các chỉ tiêu để tiến hành thử nghiệm trên 10 mẫu nấm Linh chi khô trên thị trường và xây dựng bộ tiêu chuẩn.

So với Dược điển Trung Quốc 2005 quy định về nấm Linh chi, đã bổ sung thêm được các tiêu chí đánh giá như: Chế biến, bảo quản, tính vị, quy kinh, kiêng kỵ bán định lượng kim loại nặng (theo chì), các phương pháp định tính nhóm hoạt chất chính, định lượng Polysaccharides thô.

Khảo sát độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid trên 10 mẫu nấm Linh khô đều đạt tiêu chuẩn so với quy định của Dược điển Trung Quốc 2005. Cụ thể như sau:

 Độ ẩm: trong khoảng 10,64-14,34% (quy định: không quá 17%).  Tro toàn phần: trong khoảng 2,11-2,35% (quy định: không quá

3,2%).

 Tro không tan trong acid: trong khoảng 0,21-0,33% (quy định: không quá 0,5%).

Hàm lượng kim loại nặng trong 10 mẫu nấm không vượt quá 10 ppm. Các thành phần dược chất đều hiện diện trong 10 mẫu nấm khảo sát, bao gồm: triterpenoid, saponin, alkaloid, acid hữu cơ.

Trong quả thể 10 mẫu nấm Linh chi có chứa hàm lượng polysaccharides thô trong khoảng 0,71-1,26% so với dược liệu khô kiệt. Khi so sánh kết quả này với kết quả của bạn Lê Đăng Khoa về định lượng polysaccharides trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV-VIS, nhận thấy các kết quả có sự chênh lệch nhau. Tuy nhiên, có sự tương đồng về mẫu có hàm lượng polysaccharides cao nhất và thấp nhất. Từ đó cho thấy, định lượng polysaccharides bằng phương pháp chiết ở nhiệt độ thấp cho kết quả khá chính xác. Có thể sử dụng phương pháp này trong trường hợp không có điều kiện kỹ thuật cao mà vẫn có thể xác định được chất lượng của nấm Linh chi, nhận biết được loại nấm có hàm lượng polysaccharides cao từ đó ứng dụng vào việc chọn giống, nuôi trồng và sản xuất.

5.2 Kiến nghị

Đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt, thu hái, đặc biệt là công tác chế biến và bảo quản nguyên liệu nấm Linh chi khô để đảm bảo dược liệu

chứa hàm lượng hoạt chất cao, đạt yêu cầu về vệ sinh, an toàn, chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng dược liệu.

Tiếp tục nghiên cứu, tiến hành định lượng các nhóm hoạt chất quan trọng trong nấm Linh chi như Alkaloid, Triterpenoid, Germani hữu cơ, ... để góp phần đánh giá chất lượng của các loại nấm Linh chi trên thị trường, nhằm phân biệt thật giả, ổn định thị trường dược liệu sạch trong nước và bảo đảm tính an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu chiết suất, phân định các nhóm dược chất có lợi đạt hiệu suất cao để làm thuốc, nhằm phát triển ngành dược trong nước lên tầm cao mới, không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Bộ tiêu chuẩn trên được xây dựng khá đầy đủ ứng với nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kỹ thuật ở mỗi nơi mà các giá trị thử nghiệm, các phương pháp định tính, định lượng, ... sẽ luôn được cập nhật, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Nguyễn Minh Khang, 2005. Khảo sát sinh trưởng nấm Linh chi đen (Amouroderma subresinosum, Corner) phát hiện tại vùng núi Chứa Chan – Việt Nam. Luận văn kỹ sư chuyên ngành Công nghệ sinh học. Trường đại học Nông Lâm. TP. HCM.

(2) Whittaker R.H., 1996. New concept of a bacterium. Archiv für Mikrobiologie.

(3) Cavalier-Smith T., 1998. A revised six-kingdom system of life. Biological Reviews of the Cambridge Philosophical Society – Volume 73, Issue 03.

(4) Nguyễn Như Quỳnh, 2006. Tìm hiểu về một loại nấm Linh chi thu hái tại Thủ HCM. Đức – TPHCM. Luận văn kỹ sư chuyên ngành Công nghệ sinh

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi khô (Trang 51)