Đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với thanh niên trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá và tác động của nó đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 51 - 55)

trong thời kỳ đổi mới

Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chính thức khởi đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước. Tại đại hội này, nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đã được đặt ra và giải quyết. Đại hội đã dề ra các chình sách kinh tế, xã hội, văn hóa trong đó có chính sách đối với thanh niên.

Trong nhiệm kỳ của ban chấp hành trung ương khóa VI, một văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt về công tác thanh niên đã được ban hành vào ngày 9- 2-1991. Đó là nghị quyết số 25 - NQ/TW của bộ chính trị về đổi mới và tăng cường lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên.

Nghị quyết số 25 - NQ/TW đã nhận định về tình hình thanh niên Việt Nam lúc đó: “thanh niên ngày nay có trình độ học vấn cao hơn các thế hệ trước, tiếp thu nhanh cái mới, sống năng động và thực tế, ưa công bằng và dân chủ, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới” [5, tr.533]. Nghị quyết cũng chỉ ra: “một bộ phận thanh niên dao động về lý tưởng, nhận thức về giá trị cuộc sống có những lệch lạc, bàng quan với trách nhiệm xã hội, lười biếng, chạy theo lối sống thực dụng, mê tín dị đoan, không ít thanh niên suy thoái về đạo đức, gây gổ hung bạo, sinh hoạt trụy lạc thậm chí phạm pháp”[7, tr.533]. Qua đó, nghị quyết cũng nêu ra quan điểm phải tăng cường công tác thanh niên của Đảng và vấn đề giáo dục đối với thanh niên.

Hau năm sau, ngày 14-1-1993, Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương khóa VIII đã họp và ra nghị quyết số 04 NQ/HNTW về công tác thanh niên trong thời kỳ mới

Hội nghị trên cơ sở chỉ ra những mặt tốt và hạn chế của tình hình thanh niên lúc đó, hội nghị đã dề ra những phương hướng trong chính sách thanh niên của Đảng. Hội nghị khẳng định vai trò to lớn của thanh niên: vấn đề

thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.

Một điểm mới so với nghị quyết số 25-NQ II Trung ương của bộ chính trị năm 1991 là hội nghị trung ương này đã chú ý đến việc xây dựng môi trường xã hội, tạo điều kiện phát triển nhân cách và xây dựng lối sống lành mạnh của thanh niên. Nghị quyết viết: “xây dựng môi trường phát triển lành mạnh là điều kiện phát triển của thế hệ trẻ và cũng là nhiện vụ chính của thanh niên. Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách: lập lại kỷ cương xã hội, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật; chống văn hóa độc hại; đồi trụy, mê tín dị đoan; chống nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc…xây dựng gia đình văn hóa, tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục, chăm sóc thanh,thiếu niên” [8, tr.541].

Có thể nói, nghị quyết trung ương 4 của đảng năm 1993 là một bước tiến dài trong nhận thức cũng như trong đường lối của đảng đối với thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới.

Trong 10 năm sau nghị quyết trung ương khóa VII, ngày 29-04-2003 thủ tướng chính phủ đã ký nghị định số 70/2003/QĐ phê duyệt “chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010”. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên, bước đầu thể chế hóa đường lối lãnh đạo của đảng trong thời kỳ đổi mới.

Chiến lược đã phân tích những cơ hội, thách thức của công tác thanh niên trong bối cảnh trong nước và quốc tế lúc đó và đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển thanh niên năm 2010: Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chiến lược đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra là: 1. Nhóm giải pháp về chính sách đối với thanh niên.

phát triển của thanh niên.

3. Xã hội hóa công tác thanh niên.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác thanh niên. 5. Lãnh đạo, tổ chức, quản lý.

Hai năm sau khi “chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010” được chính phủ phê duyệt, tháng 11- 2005, tại kỳ họp thứ 8, quốc hội thứ XI đã thông qua luật thanh niên (Luật số 53/2005/QH 11), chủ trương ban hành luật thanh niên tuy nhiên nội dung ban hành còn chung chung chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của công tác thanh niên.

Ba năm sau khi luật thanh niên được ban hành, tháng 7-2008, Ban chấp hành trunh ương Đảng khóa XI đã họp hội nghị lần thứ bảy và ban hành “nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đây là nghị quyết chuyên đề thứ 3 về công tác thanh niên của Đảng thời kỳ đổi mới.

Nghị quyết đánh giá về các yếu tố tích cực và tiêu cực của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:

Về các yếu tố tích cực, Hội nghị đã nhận định: “thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước…” [9, tr.36]. Về các yếu tố tiêu cực, nghị quyết viết “tuy nhiên, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước,thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa dời truyền thống dân tộc” [9, tr.38].

Hội nghị xác định mục tiêu tổng quát của công tác thanh niên trong những năm tới là: “tiếp tục xây dựng thế mạnh thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tư tưởng dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã

hội; có đạo đức cách mạng; ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đòng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế…” [9, tr.39].

Hội nghị đã đưa ra chín nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra:

Thư nhất, tăng cường công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối

sống văn hóa có ý thức công dân để hình thành những thế hệ thanh niên có những phẩm chất tốt đẹp. Có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, đổi mới toàn bộ giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho thanh niên

học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến và trên thế giới.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng

thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.

Thứ tư, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh

niên nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phát triển toàn diện.

Thứ năm, coi trọng hơn nữa việc trọng dụng nhân tài trẻ, tạo bước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng các cán bộ trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ sáu, xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh,

thực sự là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên.

Thứ bảy, tăng cường vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức

kinh tế-xã hội và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên.

Thứ tám, phát huy sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi thanh niên trong học tập,

lao động và cuộc sống. Không ngừng rèn luyện đạo đức và lối sống, hoàn thiện nhân cách và trở thành công dân hữu ích, thành viên tốt trong gia đình, tích cực đóng góp cho sự nghiệp phát triển tổ quốc.

Thứ chín, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên.

Như vậy, trong thơì kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước và các tổ chức thanh niên đã nỗ lực đưa đường lối, chính sách của mình vào cuộc sống và đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển thế hệ thanh niên Việt Nam mới với những thế mạnh và ưu diểm căn bản. Việc thực hiện tốt các nhóm giải pháp do Đảng và nhà nước đưa ra sẽ góp phần xây dựng lối sống tích cực cho

Một phần của tài liệu Toàn cầu hoá và tác động của nó đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 51 - 55)