Quyền được đảm bảo về vốn và sở hữu tài sản hợp pháp

Một phần của tài liệu pháp luật về doanh nghiệp liên doanh thực trạng và giải pháp (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.2.5 Quyền được đảm bảo về vốn và sở hữu tài sản hợp pháp

Theo Hiến pháp 2013 “mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”81 và pháp luật của nước ta cũng khẳng định điều này khi doanh nghiệp đầu tư vốn , tiền của vào Việt Nam sẽ không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Ngoài ra, nếu vì lý do an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia thì nhà nước sẽ mua lại tài sản của doanh nghiệp theo giá thị trường cùng thời điểm công bố mua lại tài sản đó82.

Khi đã được nhà nước bảo đảm về vốn và tài sản thì doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư với nguồn lực tài chính của mình. Vậy nguồn lực tài chính là gì. Tại sao nó quan trọng như thế nào... Nguồn lực tài chính doanh nghiệp là khả

năng về vốn, nguồn vốn, khả năng huy động vốn và hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn. Doanh nghiệp hoạt động dựa trên hai nguồn vốn đó là: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cốđịnh là biểu hiện bằng tiền và tài sản cốđịnh. Tài sản cốđịnh trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, về mặt giá trị thì chỉ

có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Còn vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn này tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của

78

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.

79

Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.

80

Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.

81 Theo khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.

82

hàng hóa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Đây là một trong những vai trò của doanh nghiệp đểđảm bảo nguồn vốn đầy

đủ, kịp thời cho hoạt động kinh doanh và lựa chọn phương pháp, hình thức huy

động vốn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp83.

Nhưng khi thực hiện chính sách sở hữu vốn đầu tư nước ngoài thì nảy sinh nhiều bất đồng giữa mục tiêu của nước chủ nhà và mục tiêu của các nhà đầu tư

nước ngoài. Trong khi nước chủ nhà muốn nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư đáp ứng được nhu cầu của mình thì các nhà đầu tư lại căn cứ vào tính hiệu quả để

lựa chọn cho các hình thức đầu tư của họ. Trong nhiều trường hợp, giữa hai mục tiêu này không gặp nhau và hậu quả là làm tăng sức cạnh tranh ngày càng lớn giữa doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong nước nếu hoạt động mua bán cùng ngành nghề.

Doanh nghiệp có quyền chuyển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận thu

được từ hoạt động kinh doanh; những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi cùng các khoản vay nước ngoài; vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam. Việc chuyển các khoản nêu trên được thực hiện bằng đồng tiền tự

do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài cho các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối84. Bên cạnh đó, nhà nước cũng áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong quá trình doanh nghiệp liên doanh hoạt động đầu tư tại Việt Nam85.

2.2.6 Quyn được bo đảm đối x bình đẳng ca các doanh nghip

Nguyên tắc “đối x công bng và thin chí ” và nguyên tắc “không phân

bit đối x, không áp đặt” là những nguyên tắc quan trọng thể hiện ý chí thu hút

đầu tư, khuyến khích đầu tư được nói đến khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì doanh nghiệp “được áp dng thng nht giá, phí, l phí đối vi hàng hóa, dch v do Nhà nước kim soát”86. Dưới các loại hình doanh nghiệp liên doanh như: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở

lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh được nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp này nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước

83

Xem thêm “Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư – phát triển nền kinh tế”. http://www.dankinhte.vn/cac- giai-phap-huy-dong-von-cho-dau-tu-phat-trien-nen-kinh-te/.

84

Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2005.

85 Theo Điều 10 Luật Đầu tư 2005.

86

pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh87. Ngoài ra nguyên tắc đảm bảo đối xử bình đẳng còn được thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật trong nước, các văn bản khác có liên quan; điều ước quốc tế trong khu vực và trên thế giới mà Việt nam là thành viên.

Tóm lại, nhà nước đảm bảo các quyền cơ bản cho các toàn bộ doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng. Ngoài ra, nhà nước cũng đảm bảo các quyền khác như: hưởng các ưu đãi đầu tư

theo quy định của pháp luật; tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử; tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến

đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm vềđầu tư.

2.2.7 Quyn được đảm bo đầu tư trong trường hp thay đổi chính sách pháp lut88 pháp lut88

Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về

việc đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư thì áp dụng các điều khoản sau:

Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà doanh nghiệp liên doanh đã được hưởng trước đó thì doanh nghiệp được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày chính sách, pháp luật mới đó có hiệu lực.

Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi

đến lợi ích hợp pháp mà doanh nghiệp liên doanh được hưởng trước đó khi quy

định pháp luật, chính sách có hiệu lực thì doanh nghiệp được bảo đảm hưởng các ưu

đãi quy định tại giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:

• Tiếp tục hưởng các quyền lợi ưu đãi;

• Được trừ thiệt hại vào các thu nhập chịu thuế;

87

Theo khoản 1Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2005.

88

Xem thêm “Các quy định về bảo đảm đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam”.

http://www.phapluat24h.vn/c14t15024-cac-quy-dinh-ve-bao-dam-dau-tu-khi-nha-dau-tu-thuc-hien-dau-tu- tai-viet-nam.htm.

• Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;

• Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết89.

Kinh tế thế giới không ngừng biến động kéo theo chính sách pháp luật cũng luôn thay đổi song song cho phù hợp với tình hình kinh tế. Thông thường là sự

thay đổi chính sách pháp luật vềđầu tư, thương mại… diễn ra ở các nước đang phát triển, vì thế khi các nhà đầu tư (chủ yếu là loại hình doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) khi đầu tư vào các nước này luôn quan tâm đến cách thức làm luật cũng như hoàn thiện pháp luật diễn ra như thế nào, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực và có tương xứng với pháp luật nơi người đầu tư cư trú hay không. Do đó Việt Nam muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội cần phải thay đổi linh hoạt, phù hợp đề tạo một môi trường đầu tư thuận lợi, tạo được sự tin cậy cho các doanh nghiệp.

2.2.8 Quyn được bo h v s hu trí tu90

Sở hữu trí tuệ, hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Đó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp… Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này có hai quyền thường được nhắc đến là quyền tác giả và quyền nhân thân.

Điều 2 của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO91) ký ngày 14-7-1967 quy định: "S hu trí tu bao gm các quyn liên quan đến các tác phm văn hc, ngh thut và khoa hc; các cuc biu din ca ngh sĩ biu din, các bn ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tt c các lĩnh vc sáng to ca con người; các khám phá khoa hc; các kiu dáng công nghip; các nhãn hiu hàng hóa, nhãn hiu dch v và các tên thương mi; bo h

chng li s cnh tranh không lành mnh; và tt c các quyn khác ny sinh t kết qu ca hot động trí tu thuc các lĩnh vc văn hc, ngh thut, khoa hc và công nghip".

So với pháp luật về đảm bảo đầu tư trước đây thì Luật Đầu tư 2005 quy

định cụ thể hơn về các nguyên tắc và nội dung bảo đảm đầu tư của Nhà nước. Trong

đó có nguyên tắc khẳng định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp

89

Theo Điều 11 Luật Đầu tư 2005.

90

Xem thêm “Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?”. http://luatminhkhue.vn/so-huu-tri-tue/so-huu- tri-tue-la-gi-quyen-so-huu-tri-tue-la-gi-.aspx.

91

luật có liên quan. Việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđem lại lợi ích gì cho các nước đang phát triển. Vì nó mang đến hai lợi ích chính như sau:

Ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính cả về doanh thu và uy tín92. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ

giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thường nản lòng khi không có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh ở nước sở tại, họ không có động lực để

sáng tạo và cũng không muốn đem công nghệ mới hoặc nghiên cứu phát triển công nghệở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật công nghệ93

.

Bên cạnh đó, nó cũng có một số mặt hạn chế vì phần lớn số lượng các

đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay do các nước phát triển nắm giữ. Ðiều này tạo nên lợi thế rất lớn cho sản phẩm của các nước này so với các nước đang phát triển. Trong một số lĩnh vực, ví dụ dược phẩm, sự độc quyền khai thác bằng sáng chế đã đẩy giá sản phẩm lên rất cao, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho hãng sản xuất. Các nước đang phát triển, vốn đã không có công nghệ, lại phải chịu mua các sản phẩm với giá cao này nên thiệt thòi càng lớn.

Một ví dụ khác là phần mềm máy tính. Giá một chương trình phần mềm thường từ vài trăm đến hàng ngàn đô-la Mỹ, vượt gấp nhiều lần giá của chiếc máy tính. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt chế độ bản quyền phần mềm thì rất có thể nhiều nước đang phát triển không có được trình độ công nghệ thông tin hiện nay.

Nói vậy không có nghĩa là chúng ta khuyến khích việc vi phạm quyền sở

hữu trí tuệ mà điều chính yếu là chúng ta cần phối hợp với các nước đang phát triển khác đấu tranh cho một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ công bằng và hợp lý hơn.

Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, đồng bộ và từng bước hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng chuẩn mực hơn trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Để từng bước góp phần xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật xung quanh vấn đề này của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, các tầng lớp trong xã hội, thúc đẩy sản xuất

92

Tham khảo “Bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái”. http://www.vietnamplus.vn/bao- ve-nguoi-tieu-dung-truoc-van-nan-hang-gia-hang-nhai/257620.vnp.

93 Tham khảo “Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nước đang phát triển”.

các hoạt động sáng tạo; tạo môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm bản quyền vẫn đã và đang diễn ra ở nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực băng, đĩa, sách, báo, phần mềm máy tính94… Với tình hình thực tếđang diễn ra trên thị trường và các cơ quan chức năng chưa giải quyết triệt để, làm dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho các nhà doanh nghiệp, điều này dẫn đến gây phương hại rất lớn cho nền kinh tế và làm giảm uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Với tình hình này, để tạo tâm lý ổn định hơn cho các doanh nghiệp liên doanh thì hệ thống pháp luật nước ta phải không ngừng hoàn thiện và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ trí tuệ mạnh mẽ nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo của mọi người, các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển giao công nghệ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

2.2.9 Quyn bo đảm sẽđược gii quyết tranh chp trong thương mi

Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm đầu của thế kỷ này được diễn ra trong bối cảnh phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các quan hệ kinh tế với tốc độ nhanh chóng chưa từng có để từng nước khẳng định nó là bộ phận không thể thiếu được của thị trường thế giới95. Tranh chấp trong kinh tế nói chung và trong kinh doanh thương mại nói riêng với tính cách là hệ quả tất yếu của quá trình này cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại và gay gắt phức

Một phần của tài liệu pháp luật về doanh nghiệp liên doanh thực trạng và giải pháp (Trang 35)