5. Bố cục của luận văn
2.2.2 Quyền tiếp cận sử dụng nguồn đầu tư
Để tiếp cận với các nguồn chính trong hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp không thể bỏ qua sự hỗ trợ cần thiết đối với những nguồn phụ như: việc tuyển dụng và sử dụng lao động, thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện cho dự án đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh có quyền tuyển dụng, thuê lao động trong nước hoặc lao động nước ngoài làm công việc quản lý… trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó65. Quyền này tạo sự
thuận lợi cho doanh nghiệp và đồng thời thúc đẩy phát triển nguồn kinh tế - xã hội của nước ta bởi việc xử lý việc làm trong thị trường lao động hiện nay là một thử
thách lớn “Theo bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Bộ LĐ- TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố ngày 21-3, quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012“66. Bên
cạnh đó, nước ta cũng hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trên bằng cách ban hành những quy định hướng dẫn như: Nghị định số 34/2008/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; luật cán bộ công chức, luật viên chức, luật lao động và các văn bản khác có liên quan.
65
Theo khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư 2005.
66 Theo Báo Người Lao Động Điện Tử - Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TP HCM ngày 23/03/2014. Nguồn nld .com.vn
Với môi trường kinh doanh hiện đại, áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp không ngừng nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản về nguồn lực doanh nghiệp theo nghĩa hẹp cũng như theo nghĩa rộng. Vậy nguồn lực doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế… Nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố
cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, các nguồn lực chính của doanh nghiệp được kể đến như: thông tin, tài chính, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, tài sản cốđịnh, khách hàng, nhà cung cấp, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp, năng lực quản lý của doanh nghiệp, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ
của doanh nghiệp… Trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò then chốt với tất cả
các nguồn lực và mối quan tâm của doanh nghiệp. Nhưng để tiếp cận tốt nguồn lực này thì doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ của nhà nước thông qua điều khoản “Bình
đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất
đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật”67.
Bên cạnh đó, quyền “Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư “68 cũng không kém phần quan trọng, nhờ có quyền này sẽ tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp nếu chúng chỉ phục vụ về hoạt động của doanh nghiệp mà không liên quan đến lĩnh vực an ninh - quốc phòng thì doanh nghiệp được quyền tự chủ.