5. Bố cục của luận văn
2.2.3 Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công, gia công
lại liên quan đến hoạt động đầu tư
Doanh nghiệp có “quyền trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu trang thiết bị cho hoạt động đầu tư của mình; cũng như được quyền trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm“69. Việc tiến hành trực tiếp nhập
67
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2005.
68 Theo khoản 2 Điều 14 Luật Đầu tư 2005.
69
khẩu trang thiết bị hiện đại cho hoạt động đầu tư để phục vụ cho mục đích kinh doanh đóng một vai trò quan trọng không nhỏ. Vì khi mua các máy móc này cần phải lựa chọn kỹ lưỡng để sản xuất đạt được hiệu quả cao, máy bền, sử dụng lâu dài tiết kiệm được nhiều kinh phí bảo trì, sửa chữa; quan trọng hơn cả là phải đáp
ứng được yêu cầu về môi trường và an toàn lao động.
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể “trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật”70 và thực hiện “mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hóa do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo các
điều kiện sau: hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, danh mục tạm ngừng xuất khẩu, danh mục không được quyền xuất khẩu đối với hàng hóa theo cam kết quốc tế. Ngoài ra, còn có danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình thì doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo lộ
trình đã cam kết và mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung mà doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thực hiện”.
Việc cấp phép quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thì doanh nghiệp liên doanh cần đạt các điều kiện sau: “Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, danh mục tạm ngừng nhập khẩu, danh mục không
được quyền nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện đó theo quy định của pháp luật; doanh mục hàng hóa theo lộ trình thì theo các cam kết quốc tế và mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung quyền nhập khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện”71.
Thông tư 08/2013/TT-BCT có những quy định mở, phù hợp và gia tăng sức cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Quy định trước đây thì doanh nghiệp liên doanh không được thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và nếu muốn tái xuất khẩu hàng hóa này thì doanh nghiệp phải ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước72. Quy định hiện hành thì doanh nghiệp liên doanh “được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu,
70
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
71
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
72
quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu”73. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được ủy thác xuất, nhập khẩu được theo quy định cụ thể “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất”74. Bên cạnh đó, nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền “trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết và các hàng hóa khác để triển khai hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu của dự
án đầu tư…”75.
2.2.4 Quyền mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế có đầy đủ
quyền hạn và nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan76. Bên cạnh đó, để thực hiện các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với doanh nghiệp chế xuất có vốn
đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu (như đã giới thiệu ở mục 2.3.3 bên trên), quyền phân phối các hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn phải thỏa các điều kiện: “hàng hóa phân phối không thuộc hàng hóa cấm kinh doanh và danh mục hàng hóa không
được quyền phân phối theo cam kết quốc tế; hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa phân phối thuộc danh mục hàng hóa phân phối theo lộ trình trong các cam kết quốc tế thì doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình đã cam kết; mặt hàng phân phối phải phù hợp với quyền phân phối khi được cấp phép thực hiện. Ngoài ra, khi nhà nước đã cấp quyền phân phối thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc phân phối hàng hóa theo quy định của pháp luật”77.
73
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
74
Theo khoản 1 Chương 2 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
75
Theo khoản 2 Chương 2 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
76
Theo khoản 1 Điều 21b Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
77
Theo Điều 5 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Mặt khác, doanh nghiệp chế xuất được mua hàng hoá từ thị trường nội
địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ
hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu 78. Đồng thời doanh nghiệp cũng được bán vào thị trường nội địa những mặt hàng sau: sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu; sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất mà thị
trường nội địa có nhu cầu; phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được phép nhập khẩu theo quy
định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên quan79. Quan hệ mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán giữa hai bên, một bên muốn bán hàng hóa thu hồi vốn tiếp tục quá trình sản xuất; còn bên kia có nhu cầu sử dụng hàng hóa80. Hoạt động mua bán tăng trưởng quá trình sản xuất, đáp
ứng nhu cầu thị trường và tiết kiệm chi phí.
2.2.5 Quyền được đảm bảo về vốn và sở hữu tài sản hợp pháp
Theo Hiến pháp 2013 “mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”81 và pháp luật của nước ta cũng khẳng định điều này khi doanh nghiệp đầu tư vốn , tiền của vào Việt Nam sẽ không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Ngoài ra, nếu vì lý do an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia thì nhà nước sẽ mua lại tài sản của doanh nghiệp theo giá thị trường cùng thời điểm công bố mua lại tài sản đó82.
Khi đã được nhà nước bảo đảm về vốn và tài sản thì doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư với nguồn lực tài chính của mình. Vậy nguồn lực tài chính là gì. Tại sao nó quan trọng như thế nào... Nguồn lực tài chính doanh nghiệp là khả
năng về vốn, nguồn vốn, khả năng huy động vốn và hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn. Doanh nghiệp hoạt động dựa trên hai nguồn vốn đó là: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cốđịnh là biểu hiện bằng tiền và tài sản cốđịnh. Tài sản cốđịnh trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, về mặt giá trị thì chỉ
có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Còn vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn này tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của
78
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.
79
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.
80
Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.
81 Theo khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.
82
hàng hóa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Đây là một trong những vai trò của doanh nghiệp đểđảm bảo nguồn vốn đầy
đủ, kịp thời cho hoạt động kinh doanh và lựa chọn phương pháp, hình thức huy
động vốn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp83.
Nhưng khi thực hiện chính sách sở hữu vốn đầu tư nước ngoài thì nảy sinh nhiều bất đồng giữa mục tiêu của nước chủ nhà và mục tiêu của các nhà đầu tư
nước ngoài. Trong khi nước chủ nhà muốn nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư đáp ứng được nhu cầu của mình thì các nhà đầu tư lại căn cứ vào tính hiệu quả để
lựa chọn cho các hình thức đầu tư của họ. Trong nhiều trường hợp, giữa hai mục tiêu này không gặp nhau và hậu quả là làm tăng sức cạnh tranh ngày càng lớn giữa doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong nước nếu hoạt động mua bán cùng ngành nghề.
Doanh nghiệp có quyền chuyển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh; những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi cùng các khoản vay nước ngoài; vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam. Việc chuyển các khoản nêu trên được thực hiện bằng đồng tiền tự
do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài cho các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối84. Bên cạnh đó, nhà nước cũng áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong quá trình doanh nghiệp liên doanh hoạt động đầu tư tại Việt Nam85.
2.2.6 Quyền được bảo đảm đối xử bình đẳng của các doanh nghiệp
Nguyên tắc “đối xử công bằng và thiện chí ” và nguyên tắc “không phân
biệt đối xử, không áp đặt” là những nguyên tắc quan trọng thể hiện ý chí thu hút
đầu tư, khuyến khích đầu tư được nói đến khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì doanh nghiệp “được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát”86. Dưới các loại hình doanh nghiệp liên doanh như: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh được nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp này nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước
83
Xem thêm “Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư – phát triển nền kinh tế”. http://www.dankinhte.vn/cac- giai-phap-huy-dong-von-cho-dau-tu-phat-trien-nen-kinh-te/.
84
Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2005.
85 Theo Điều 10 Luật Đầu tư 2005.
86
pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh87. Ngoài ra nguyên tắc đảm bảo đối xử bình đẳng còn được thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật trong nước, các văn bản khác có liên quan; điều ước quốc tế trong khu vực và trên thế giới mà Việt nam là thành viên.
Tóm lại, nhà nước đảm bảo các quyền cơ bản cho các toàn bộ doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng. Ngoài ra, nhà nước cũng đảm bảo các quyền khác như: hưởng các ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật; tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử; tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến
đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm vềđầu tư.
2.2.7 Quyền được đảm bảo đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách pháp luật88 pháp luật88
Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về
việc đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư thì áp dụng các điều khoản sau:
Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà doanh nghiệp liên doanh đã được hưởng trước đó thì doanh nghiệp được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày chính sách, pháp luật mới đó có hiệu lực.
Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi
đến lợi ích hợp pháp mà doanh nghiệp liên doanh được hưởng trước đó khi quy
định pháp luật, chính sách có hiệu lực thì doanh nghiệp được bảo đảm hưởng các ưu
đãi quy định tại giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:
• Tiếp tục hưởng các quyền lợi ưu đãi;
• Được trừ thiệt hại vào các thu nhập chịu thuế;
87