III. MÔI TRƯỜNG CHUYÊN TÍNH
2. Trao đổi Protein
Protein là các phân tử hữu cơ chứa cacbon, hydro, oxy và nitơ; một vài loại protein cũng chứa lưu huỳnh. Các đơn vị phụ tạo nên protein được gọi là amino axit. Amino axit gắn chặt với nhau bởi liên kết peptit, hình thành nên một chuỗi nhỏ (peptit) hoặc một phân tử lớn (polypeptit).
VSV có thể thuỷ phân peptit hoặc polypeptit để giải phóng ra các amino axit. Chúng sử dụng các amino axit là nguồn cacbon và năng lượng khi hydratcacbon không có sẵn. Tuy nhiên, amino axit được sử dụng trước tiên trong các phản ứng đồng hoá.
Các phân tử protein lớn như gelatin, được thuỷ phân bởi enzim ngoại bào và các sản phẩm nhỏ hơn của sự thuỷ phân được chuyển vận vào trong tế bào. Sự thuỷ phân gelatin có thể được chứng minh bằng sự sinh trưởng của vi khuẩn
trong dinh dưỡng gelatin. Dinh dưỡng gelatin được làm tan trong nước ấm
(50oC), đông lại (tạo gel) khi được làm lạnh dưới 25oC và hoá lỏng (tạo sol) khi gia nhiệt đến khoảng 25oC. Khi một enzim ngoại bào thuỷ phân gelatin sẽ làm
Một số vi khuẩn có thể thuỷ phân protein trong sữa được gọi là cazein. Sự thuỷ phân cazein có thể được xác định trong sữa có giấy quỳ. Sữa giấy quỳ chứa đục váng sữa và chỉ thị giấy quỳ. Môi trường bị mờ đục, do cazein ở dạng keo huyền phù và giấy quỳ có màu xanh. Sau khi pepton hoá (sự thuỷ phân các protein sữa), môi trường trở nên trong là kết quả của sự thuỷ phân cazein thành các amino axit hoà tan và các mảnh peptit. Kết quả của sự dị hoá các amino axit sẽ tạo ra một phản ứng alkan (màu tía). Sữa giấy quỳ cũng được sử dụng để xác định quá trình lên men lactoza, trong đó giấy quỳ chuyển màu hồng trong sự có mặt của axit. Lượng axit thừa sẽ gây ra sự hoá đông (sự hình thành sữa đông) sữa. Thêm vào đó, một số vi khuẩn có thể làm biến đổi giấy quỳ làm cho chỉ thị giấy quỳ trở thành màu trắng ở dưới đáy của ống nghiệm.
Ure là một sản phẩm loại thải khó tiêu hoá protein trong hầu hết các động vật có xương sống và được bài tiết ở dạng urin. Sự có mặt của enzim ureaza (giải phóng NH3 từ ure) là một thử nghiệm chẩn đoán để xác định vi khuẩn. Thạch-ure chứa pepton, glucoza, ure và đỏ phenol. pH của môi trường chuẩn bị là 6,8 (đỏ phenol chuyển thành vàng). Trong khi nuôi cấy, vi khuẩn chuyển hoá ure sẽ sinh ra NH3 làm tăng pH của môi trường, chuyển màu chỉ thị fuchine (hồng đậm) ở pH 8,4.
Chúng ta có thể khảo sát hoạt động của vi khuẩn trên dinh dưỡng gelatin, sữa giấy quỳ và thạch-ure trong bài tập này.
2.1. Vật liệu
ống nghiệm chứa dinh dưỡng gelatin. ống nghiệm chứa sữa giấy quỳ
ống nghiệm thạch nghiêng chứa thạch -ure
2.2. Dịch nuôi cấy
Pseudomonas aeruginosa
Proteus vulgaris
2.3. Thủ tục, kỹ thuật yêu cầu
a. Dán nhãn mỗi môi trường 1 ống nghiệm là Pseudomonas và 1 ống khác là Proteus.
b. Sự thuỷ phân gelatin. Xác định dinh dưỡng gelatin, ở dạng rắn hay lỏng? Nhiệt độ của phòng thí nghiệm là bao nhiêu? Nếu gelatin ở dạng rắn cần phải làm hoá lỏng. Sau đó lại làm hoá đông.
- Sử dụng que cấy thẳng nhiễm vào một ống nghiệm Pseudomonas và một ống khác là Proteus.
- Nuôi ở nhiệt độ phòng và ghi lại sự quan sát ở 2-4 ngày và 4-7 ngày. Không lắc mạnh ống nghiệm khi gelatin ở dạng lỏng.
- Nếu gelatin đã hoá lỏng, đặt ống nghiệm trong một cái cốc đá nghiền vài phút. Ghi lại kết quả chỉ rõ sự hoá lỏng hoặc sự thuỷ phân bằng dấu (+).
- Nhiễm Pseudomonas vào một ống môi trường, Proteus vào một ống môi trường khác.
- Nuôi ở 35oC trong 24-48h và ghi lại kết quả. Giấy quỳ có màu hồng
trong điều kiện có axit, màu tím trong điều kiện kiềm và màu trắng khi bị biến đổi. So sánh kết quả với những ống sữa giấy quỳ không nhiễm VSV.
d. Test thử ure
- Nhiễm Pseudomonas vào một ống môi trường thạch nghiêng ure-agar và
Proteus vào ống khác.
- Nuôi ở 35oC trong 24-48h. Ghi lại kết quả: (+) cho sự có mặt của ureaza (màu đỏ) và (-) cho các ống không có ureaza.
- Sử dụng đỏ phenol và fuschine để xác định pH môi trường sau nuôi cấy
chứng tỏ hoạt động của vi khuẩn có khả năng chuyển hoá ure.
* Câu hỏi ôn tập: Bài số 10
1. Trình b y các tiêu trí để xác định nhanh khả năng chuyên hóa các hợp chất của VSV?
2. Các loại thuốc thử, các test cho từng loại cơ chất m VSV chuyển hóa?
Bài số 11