MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG QUY ĐỊNH CHUẨN I CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá hiệu trưởng (Trang 88 - 91)

I. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định tại khoản 1, khoản 2 của Quy định Chuẩn, cụ thể là:

1. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn;

2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy định Chuẩn hiệu trưởng được hiểu là cho đối tượng quy định tại Điều 4 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 4. Hệ thống trường trung học

1. Trường trung học có loại hình công lập và loại hình tư thục.

a) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Các trường có một cấp học gồm: a) Trường trung học cơ sở;

b) Trường trung học phổ thông.

3. Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm: a) Trường tiểu học và trung học cơ sở;

b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Các trường trung học chuyên biệt gồm các loại trường theo quy định tại Mục 3 Chương III của Luật Giáo dục.

2. Tại sao số lượng các tiêu chí trong tiêu chuẩn 3 lại nhiều hơn so với tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2 tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2

Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản thuộc ba lĩnh vực : về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý. Đây là hệ thống các năng lực cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà trường trung học, đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học. Được bổ nhiệm làm hiệu trưởng thì nhiệm vụ chủ yếu của người hiệu trưởng là lãnh đạo và quản lý nhà trường. Do đó số tiêu chí trong tiêu chuẩn 3 chiếm một tỷ lệ cao hơn so với các tiêu chuẩn khác.

3. Hiểu thế nào về qui định hiệu trưởng phải sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc ngữ hoặc tiếng dân tộc và sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc

Khoản 5, Điều 5 của Chuẩn qui định: ”5. Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin

a) Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số);

b) Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc. Được hiểu là:

- Biết sử dụng một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức) trong giao tiếp cơ bản, hoặc sử dụng được tiếng dân tộc khi công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Trong trường hiệu trưởng biết được

nhiều hơn một ngoại ngữ hoặc hiệu trưởng vừa biết tiếng dân tộc, vừa biết ngoại ngữ đương nhiên sẽ được đánh giá, xếp loại cao hơn về tiêu chí này.

- Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc được hiểu là biết sử dụng máy tính, sử dụng được tin học văn phòng (đối với mức trung bình) phục vụ cho công tác quản lý và dạy học.

4. Hiểu thế nào về tầm nhìn chiến lược của hiệu trưởng?

Tại khoản 2 Điều 6 của Chuẩn qui định: “Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược a) Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường”

Điều này được hiểu, người hiệu trưởng phải hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương; nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục; phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương và khả năng phát triển của nhà trường ( khoản 1, điều 6) ít nhất là trước 5 năm, để từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.

Trong Chuẩn, các tiêu chuẩn, tiêu chí đều có sự gắn bó với nhau, đặc biệt các tiêu chí 11, 12, 13, 14, 15 của tiêu chuẩn 3. Người hiệu trưởng, nếu không có khả năng dự báo (tiêu chí 11) thì không thể có tầm nhìn chiến lược (tiêu chí 12), từ đó, không thể có khả năng thiết kế và định hướng triển khai (tiêu chí 13) và do đó việc lập kế hoạch hoạt động cho nhà trường (tiêu chí 15) sẽ gặp khó khăn hoặc tuy lập được kế hoạch nhưng kế hoạch hoạt động đó khi thực hiện sẽ hoặc là kém hiệu quả hoặc là không thực hiện được.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá hiệu trưởng (Trang 88 - 91)

w