NGHĨA, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá hiệu trưởng (Trang 84 - 86)

III. Quá trình xây dựng Chuẩn hiệu trưởng ở Việt Nam:

A. NGHĨA, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN

Để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương “chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá” giáo dục với quan điểm nhất quán “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Trong những năm vừa qua, chủ trương lớn nói trên đã được thể chế hoá thành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như của các Bộ ngành khác. Nội dung các văn bản này đang được hiện thực hoá và đang có tác dụng tích cực làm thay đổi diện mạo nền giáo dục nước nhà.

Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển.

Trên cơ sở đánh giá những ưu khuyết điểm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong thời gian qua, Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị 40-CT/TW (15/6/2004) và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 09/2005/QĐ-TTg (11/1/2005) phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2004-2010” với mục đích tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện trong công tác phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá nhằm phát huy sức

mạnh to lớn, vai trò nòng cốt của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về dân trí, nhân lực và nhân tài của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Một trong những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của Đề án là: “Xây dựng Chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở cho việc bố trí, đánh giá và sàng lọc đội ngũ, sắp xếp bố trí lại, giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không còn đủ điều kiện công tác trong ngành giáo dục”. Thời gian qua, giải pháp này đã được lãnh đạo Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc thể hiện qua việc triển khai xây dựng một loạt các chuẩn: Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Chuẩn hiệu trưởng) (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Mục đích của việc xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường trung học là xây dựng nội dung và công cụ để dựa vào đó đánh giá phẩm chất và năng lực (quản lý nhà trường) của đội ngũ hiệu trưởng. Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc xây dựng nội dung và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; sử dụng đội ngũ; đề xuất và thực hiện các chính sách đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học. Vì vậy, Chuẩn hiệu trưởng trường trung học được ban hành nhằm mục đích (Điều 2-Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học):

1. Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;

3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá hiệu trưởng (Trang 84 - 86)

w