HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN (HV): 1 Về mục đích ban hành Chuẩn :

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá hiệu trưởng (Trang 135 - 137)

1. Về mục đích ban hành Chuẩn :

HĐ1: Thảo luận cặp 2 người rồi một số đại biểu phát biểu trước lớp. 1.1. Vì sao mục đích hàng đầu của ban hành Chuẩn là giúp hiệu trưởng (HT) tự đánh giá, để từ đó hoàn thiện, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường?

1.2. Khi triển khai Chuẩn HT vào thực tế, sẽ có những khó khăn gì để đạt được các mục đích? Nêu cách khắc phục?

2. Về nội dung Chuẩn:HĐ2 : Làm việc theo tổ. HĐ2 : Làm việc theo tổ.

Các tổ nghiên cứu tất cả nội dung Chuẩn, song đi sâu nghiên cứu một số tiêu chí theo sự phân công của giảng viên:

- Tổ 1: Tiêu chí 1 đến 5 (Tiêu chuẩn 1); - Tổ 2: Tiêu chí 6 đến 10 (Tiêu chuẩn 2); - Tổ 3: Tiêu chí 11 đến 15 (Tiêu chuẩn 3); - Tổ 4: Tiêu chí 16 đến 19 (Tiêu chuẩn 3); - Tổ 5: Tiêu chí 20 đến 23 (Tiêu chuẩn 3). Nội dung nghiên cứu và thảo luận :

(i) Nội dung từng tiêu chí: các yêu cầu về năng lực hiệu trưởng cần đạt được trong phạm vi của tiêu chí.

(ii) Thử phân biệt các mức độ đạt được (có in nghiêng) của các tiêu chí khi đánh giá theo các minh chứng trong Phụ lục 1 của Công văn số 430/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 26/01/2010 (gọi tắt là Công văn 430).

(iii) So sánh thực tế :

- Trong các tiêu chí, những yêu cầu nào dễ thực hiện và những yêu cầu nào khó thực hiện? Thảo luận để tìm ra hướng giải quyết ?

- Trong tài liệu, Ban chỉ đạo đưa ra các bảng để HT ghi những nguồn minh chứng (hiện có) cho từng tiêu chí và có nêu những nguồn minh chứng cụ thể (có tính chất ví dụ). Cách sử dụng các nguồn minh chứng để kiểm tra mức đạt được cần được tiến hành như thế nào cho phù hợp nhất? Có thể có những bổ sung gì?

Kết quả thảo luận của mỗi tổ (các tiêu chí được phân công và các tiêu chí khác) ghi vào “Báo cáo HĐ2” và được báo cáo trước lớp, các tổ khác bổ sung.

3. Về thực hành vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại:HĐ3: Nghiên cứu cá nhân tại lớp. HĐ3: Nghiên cứu cá nhân tại lớp.

Đọc kỹ nội dung các Điều: 7, 8 và 9 trong Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT (gọi tắt là TT 29) và nội dung "Các bước đánh giá, xếp loại" trong Công văn 430.

HĐ4: Làm việc theo tổ: HT tự đánh giá.

- Dưới sự điều khiển của Tổ trưởng, mỗi HV đóng vai là HT tự đánh giá và ghi kết quả vào "Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá" (Phụ lục 1, Thông tư 29).

- Nhận xét : Những khó khăn, vướng mắc gì khi đánh giá? Thảo luận đề xuất hướng giải quyết.

- Khi đánh giá, nếu có những tiêu chí (hoặc nội dung) mà HT cho rằng khó thực hiện được thì cần nêu lên để thảo luận trong tổ tìm phương án thực hiện tốt nhất.

- Kết quả của hoạt động được ghi vào “Báo cáo HĐ 4” và báo cáo trước lớp.

HĐ5: Làm việc theo tổ: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá HT.

- Dưới sự điều khiển của Tổ trưởng, thảo luận nội dung các Điều 9, 10 và 11 của TT 29; bước 2 và 3 trong Công văn 430 tìm cách thực hiện tốt nhất trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia góp ý và đánh giá HT (với tinh thần xây dựng, đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng, minh bạch...).

- Có những tiêu chí khi đánh giá không thống nhất (có sự khác biệt lớn) giữa tự đánh giá của HT và đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thì giải quyết như thế nào?

- Kết quả thảo luận ghi vào “Báo cáo HĐ 5” và báo cáo trước lớp.

HĐ6: Tổ tổng hợp các thắc mắc cần được giải đáp khi triển khai Chuẩn HT.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá hiệu trưởng (Trang 135 - 137)

w