Qúa trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào khu vực Đông Na mÁ lục địa

Một phần của tài liệu Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực (Trang 49 - 52)

2 Alfonso de Albuquerque (1453 – 1515) được sinh ra tại Allandra, gần Lisbo nở Bồ Đào Nha Ông là người con trai thứ hai củ Gonzallo de Albuquerque – lãnh chúa của vùng

2.2.2. Qúa trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào khu vực Đông Na mÁ lục địa

lục địa

Không phải chỉ riêng các nước Đông Nam Á hải đảo như Indonexia, Malaixia mới bị Bồ Đào Nha xâm nhập, mà ngay cả các nước Đông Nam Á lục địa với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều nguồn nguyên liệu và sản vật nổi tiếng cũng đã trở thành mục tiêu của các nước Tây Âu trong quá trình mở rộng thuộc địa, thị trường và tìm kiếm những vùng đất mới. Năm 1511, sau khi đánh chiếm được Malacca, người Bồ Đào Nha đã biến nó thành bàn đạp để đổ bộ lên lục địa, bành trướng thế lực ra khắp khu vực Đông Nam Á.

2.2.2.1. Sự xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Mianma

Năm 1511, người Bồ Đào Nha đã xâm nhập vào Mianma tại Badauk và Karathur…để thu mua hồng ngọc, ngà voi, sơn, sáp ong, chì, thiếc, đồ gốm sứ…Họ tiến hành việc mua bán đồng thời với việc bóc lột, ngoài ra người Bồ Đào Nha lại nhúng tay vào cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Tôngu và Pêgu. Trong suốt nửa đầu thế kỉ XVI, đặc biệt từ năm 1531 đến 1550, vương triều Tôngu đã bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh và bắt đầu những cuộc chiến tranh nhằm thống nhất Mianma. Trong cuộc tấn công Pegu của quân Tôngu năm 1535, họ đã gặp phải sức mạnh vũ khí của phương Tây khi người Bồ Đào Nha tiến hành giúp đỡ dân tộc Burmese ở Tôngu làm cho cuộc chiến tranh này kéo dài mấy chục năm. Vai trò của

người Bồ Đào Nha ở Mianma không có ảnh hưởng rõ rệt, ngoài hoạt động buôn bán, họ còn tiến hành những hoạt động truyền giáo và ủng hộ các thế lực khác trong cuộc giao tranh nội bộ. Cuối thế kỉ XVI, trong khi cuộc chiến tranh giữa Mianma và Xiêm diễn ra ngày càng khốc liệt thì người Bồ Đào Nha đã thu được những nguồn lợi khổng lồ bằng cách cung cấp súng đạn và đại bác cho quân Mianma rồi sau đó lại phái hạm đội sang hỗ trợ cho Xiêm. Về sau, Bồ Đào Nha còn phong tỏa bờ biển Mianma, khống chế ngành mậu dịch đối ngoại của đất nước này. Nhưng trên thực tế trong thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha chưa bao giờ có âm mưu xâm chiếm lãnh thổ Mianma vì trong lúc này vương triều phong kiến Mianma còn đang rất mạnh. Tuy nhiên, sự xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Mianma cũng đã để lại những tác động, nó thúc đẩy nhanh quá trình suy yếu của vương triều phong kiến Tôngu, khiến cho Tôngu trong nửa sau thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII liên tiếp bị các cuộc khởi nghĩa của nhân dân và các thế lực cát cứ nổi dậy tấn công khiến cho vương triều dần dần sụp đổ.

2.2.2.2. Sự xâm nhập của Bồ Đào Nha vào các quốc gia ở bán đảo Đông Dương

Từ Malắcca, Bồ Đào Nha còn bành trướng ra khắp các nước Đông Nam Á lục địa. Từ thế kỉ XVI Đại Việt bắt đầu có quan hệ thông thương với một số nước phương Tây đang trên đà phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự tiếp xúc đó là kết quả của sự phát triển và bành trướng chủ nghĩa tư bản phương Tây sang các nước phương Đông nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng.Từ giữa thế kỉ XVI, thuyền Bồ Đào Nha thường xuất phát từ căn cứ Áo Môn (Trung Quốc) đến buôn bán ở các thương cảng nước ta. Họ là người châu Âu đầu tiên tiếp xúc với nước ta. Năm 1516 người Bồ Đào Nha là Perê đặt chân lên đất Hội An. Năm 1524 Côenlô được cử đến Hội An để xin đặt quan hệ buôn bán, thông thương với nước ta [35; tr.25]. Các thương nhân Bồ Đào Nha tới nước ta khi có gió mùa Đông Bắc và ở lại đây buôn bán, thu gom hàng hóa cho đến gió mùa Nam sang năm sau. Hàng hóa đem bán là diêm sinh,

cánh kiến, đồ sành sứ, hợp kim đồng, kẽm chì...Người Bồ Đào Nha không đặt thương điếm thường trực mà thông qua các môi giới người Hoa hay người Nhật để gom hàng. Hàng hóa họ chở đi từ Hội An thường là yến sào, tơ sống, gỗ quý, quế, đường. Các thương nhân Bồ Đào Nha đã tìm cách gây ảnh hưởng với chúa Nguyễn. Từ giữa thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây bắt đầu truyền đạo. Đời sống cơ cực của các tầng lớp nhân dân dưới sự thống trị tàn bạo của các chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong đã tạo điều kiện thuận lợi cho đạo Thiên chúa thâm nhập vào Việt Nam. “Năm 1533, một người Phương Tây đầu tiên tên là Ignatio lén lút đến truyền đạo ở xá Ninh Cường, xã Quần Anh (Nam Trực, Nam Hà) và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy. Năm 1584, giáo sĩ Bartholone Ruiz cùng một đoàn truyền giáo theo thuyền Bồ Đào Nha đến miền Bắc và được vua Mạc đón tiếp tử tế” [35; tr 98]. Những giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã đặt cơ sở truyền đạo ở Việt Nam. Tuy nhiên việc truyền đạo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha trong thế kỉ XVI vẫn chưa có kết quả gì đáng kể.

Giống như Việt Nam, Campuchia cũng bắt đầu tiếp xúc với người châu Âu ngay từ thế kỉ XVI, trước hết là người Bồ Đào Nha. Nhưng quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Campuchia diễn ra muộn hơn so với các nước khác vì vị trí của Campuchia nằm cách xa con đường biển và đất nước này ít có những hàng hóa có giá trị thương mại thu hút thương nhân nước ngoài. Năm 1555, một giáo sĩ dòng Đôminican người Bồ Đào Nha, tên là Gaspar de Cruz, nhà truyền giáo cơ đốc đầu tiên đã đến Campuchia và được vua Angchan tiếp đón ân cần [30; tr.171]. Nhưng do gặp phải sự chống đối của giới tăng lữ Phật giáo nên ông ta chỉ lưu lại Campuchia một thời gian ngắn. Tiếp đó, vào các đời vua sau thì các tu sĩ Bồ Đào Nha đến Campuchia ngày càng đông. Tuy nhiên công việc truyền đạo của họ gặp không ít khó khăn, thậm chí là chẳng thu được kết quả gì do Campuchia là một đất nước tin thờ Phật giáo từ rất lâu đời. Nhưng đến đời vua Satha, vì những lí do thương mại nên ông vua này đã thiết tha có những cuộc tiếp xúc với người

Malacca. Vì vậy ông cho thực hiện chính sách ủng hộ các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến truyền đạo ở đây. Một số giáo sĩ đã ở lại đây, trong số đó có Sylvester d’ Azevedo, ông này được học tiếng Khơme, tham gia phụ trách cộng đồng Cơ đốc giáo nhỏ gồm người Chàm, người Mã Lai, người Nhật… tại kinh đô Lovek.

Vào khoảng thời gian đó, quân lính của Bồ Đào Nha đã bắt đầu đổ bộ lên Campuchia khiến cho các vị vua Campuchia trong thời gian này luôn lo lắng trước họa xâm lăng của các nước Tây Âu. Song đối với Campuchia lúc này, nguy cơ bị biến thành chư hầu của Xiêm có thể dễ dàng nhìn thấy hơn là bị các nước Tây Âu xâm chiếm. Vì vậy các nhà vua Campuchia đã có ý nhờ Bồ Đào Nha giúp đỡ về quân sự để chống lại sự uy hiếp của Xiêm. Vua Satha lúc này đã nhờ vào sự giúp đỡ của những người Bồ Đào Nha đang có mặt ở Campuchia lúc này là Diego, Velozo. Được sự tin dùng của vua Campuchia, họ liền ra sức hoạt động để củng cố địa vị cá nhân và lôi kéo nhà vua đi theo chúng nhằm biến đất nước này thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Nhưng vua Satha đã không thành công vì quân Bồ Đào Nha lúc này ở Malacca không còn đủ sức người và tiền để giúp đỡ Campuchia.

2.2.2.3. Sự xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Thái Lan

Vào thế kỉ XVI, vương triều Ayuthaya vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Chính vì vậy mà cũng giống như Mianma, người Bồ Đào Nha không hề có ý định xâm chiếm đất nước này cho dù chúng đã đặt chân lên Ayuthaya từ đầu thế kỉ XV, ngay sau khi xâm chiếm Malacca, phó vương Afonso de Albuquerque đã cử Duarte Fernandez3 đến Xiêm để thăm dò thái độ của triều đình Xiêm về việc Bồ chiếm đóng Malacca, vì trước đó Malacca ít nhiều chịu ảnh hưởng của Xiêm và Xiêm là bạn hàng khu vực quan trọng bậc nhất của Malacca.

Một phần của tài liệu Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w