2.2.1.1. Bồ Đào Nha xâm chiếm Malắcca năm 1511
Bồ Đào Nha là nước tư bản phương Tây đầu tiên đặt chân lên khu vực Đông Nam Á. Từ năm1498 Vaxcô đa Gama cùng đoàn thám hiểm đã đặt chân lên đất Ấn Độ, 10 năm sau chiến thắng hạm đội Arập ở Điu đã bảo đảm cho người Bồ Đào Nha bá quyền trên Ấn Độ Dương. Nhưng mục tiêu cuối cùng của họ là các đảo hương liệu, vàng bạc và những thứ hàng xa xỉ của phương Đông mà cụ thể là khu vực Đông Nam Á. Năm 1509 người Bồ Đào Nha có âm mưu mở rộng thế lực sang Đông Nam Á liền phái chiến hạm đến Ache (Xumatơra). Sau khi phát hiện vị trí quan trọng có tính quyết định là eo biển Malắcca và chiếm được vùng Goa nằm trên phía bắc Calicút (Ấn
Độ), xây dựng cứ điểm khống chế vùng biển thông thương Arập, người Bồ Đào Nha âm mưu chiếm con đường biển qua eo Malắcca.
Cho đến thế kỉ XV, Malắcca được biết đến như là một thương cảng lớn, một trung tâm thương mại của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Malắcca được xây dựng nên trong bối cảnh khu vực có nhiếu biến đổi hết sức quan trọng. Trước tiên đó là sự suy yếu và tan rã của vương triều Môjôpahít đã chấm dứt vai trò lịch sử của vương quốc này, đồng thời Hồi giáo đã được truyền bá vào khu vực hải đảo. Trên đất liền, người Mông Cổ đã chiếm và án ngữ vùng Trung Á khiến cho người Trung Quốc phải từ bỏ con đường tơ lụa để phát triển buôn bán và mở rộng ảnh hưởng xuống phía Nam bằng đường biển. Từ đây Đông Nam Á trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai khu vực Đông và Tây. Nhờ được thừa hưởng thế lực thương mại mà Srivijaya đã từng có, thế kỉ XV Malắcca đã phát triển thịnh đạt vào bậc nhất vùng Đông Nam Á. Vì thế nó tất yếu trở thành miếng mồi ngon béo bở của thực dân phương Tây. Malắcca là một trung tâm buôn bán, còn những hải cảng của Xumatơra chỉ là nơi xuất khẩu hồ tiêu. Trước đây con đường buôn bán này từ Môlucca sang Đông Java và từ đó sang Ấn Độ. Ngày nay tàu bè rời Đông Java phải cập bến Malắcca trước khi đi tiếp đến Ấn Độ. Có được Malắcca là có được con đường buôn bán gia vị và hương liệu. Paramesvara - người sáng lập vương triều Malắcca nhận thấy được vị trí trung chuyển quan trọng của eo biển này đã cho mình quyền buộc các thuyền đi qua eo biển phải cập cảng để xin giấy phép. Đồng thời Paramesvara cũng đã thực hiện một đường lối đối ngoại hết sức khôn khéo, một mặt tìm chỗ dựa từ Trung Quốc để ngăn chặn sự áp chế từ Xiêm, mặt khác tiếp thu đạo Hồi để dễ gần với thương nhân Hồi giáo. Biết phát huy ưu thế về vị trí địa lý, cùng những biện pháp mềm dẻo và thực dụng của Paramesvara, Malắcca từ một địa danh không ai biết đến đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập, thịnh vượng. Dưới thời trị vì của Hồi vương Muhmud (1488 – 1511), Malắcca đạt đến đỉnh cao về sự giàu có
và uy tín. Muhmud bác bỏ quyền làm minh chủ của Xiêm và cho rằng minh chủ duy nhất của Malắcca là Hoàng đế Trung Quốc. Malắcca đã đánh bại các cuộc tấn công của Xiêm và đánh bại hạm đội của Xiêm ở ngoài khơi Palo Pisang. Malắcca cũng giúp đỡ Pahang đánh bại cuộc tấn công của Ligor, nước chư hầu của Xiêm. Tình trạng này chỉ kết thúc do cuộc chiến tranh chinh phục của người Bồ Đào Nha.
Năm 1509 một đô đốc Bồ Đào Nha là Diegio de Sequeira dẫn 4 tàu chiến đến Malắcca, vua Malắcca là Muhmud đã tiếp đón rất vui vẻ. Những người dân Hồi giáo lo sợ người Bồ Đào Nha sẽ cướp hết quyền lợi buôn bán nên đã vận động nhà Vua tẩy chay, họ đã tổ chức đốt cháy tàu của Sequeira và một số người Bồ Đào Nha đã bị Vua tống giam vào tù. Cuộc thăm dò đầu tiên vào Malắcca của người Bồ Đào Nha đã bị thất bại. Người thay chân cho Sequeira là Albuquerque2, ông đã cho quân đánh chiếm Goa ở Ấn Độ để lập pháo đài. Vào tháng 6 năm 1511 phó vương Afonso de Albuquerque dẫn đầu 1.100 – 1.200 quân lính và 14 tàu chiến đã quyết định mở một cuộc viễn chinh đến chinh phục Malắcca.[6; tr.43]
Ngay khi đến đây, Afonso de Albuquerque đã yêu cầu giải cứu cho những người Bồ Đào Nha bị bắt trong cuộc viễn chinh năm 1509. Vua Muhmud đã cố gắng trì hoãn, kéo dài thời gian nhằm củng cố lực lượng phòng thủ. Ông đã có những nhận thức ban đầu về lực lượng quân lính của Bồ Đào Nha và tin vào lực lượng quân đội hùng hậu của mình gồm 20.000 quân và 2.000 khẩu đại bác. Ngày 25/7/1511 quân Bồ Đào Nha đã tập trung lực lượng tấn công trên cây cầu ở trên sông nhằm chia rẽ thành phố. Quân
2Alfonso de Albuquerque (1453 – 1515) được sinh ra tại Allandra, gần Lisbon ở Bồ Đào Nha. Ông là người con trai thứ hai củ Gonzallo de Albuquerque – lãnh chúa của vùng