Làm tăng tính đa dạng của văn hóa khu vực

Một phần của tài liệu Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực (Trang 64 - 74)

3 Duarte Fernandez là một vị khách phương Tây đầu tiên đến thăm Ayuthaya, là một nhân vật có năng khiếu ngoại giao và nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin Trong thờ

3.2. Làm tăng tính đa dạng của văn hóa khu vực

Đông Nam Á là một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa với những nét tương đồng đã từng tồn tại qua nhiều thế kỉ. Cho đến thế kỉ XV, hầu hết các nước Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển. Các quốc gia đều phát triển theo con đường chung của chế độ phong kiến kiểu phương Đông. Mỗi quốc gia đều xác lập được một nền văn hóa riêng của mình góp phần vào nền văn hóa chung của toàn khu vực. Trong những thế kỉ đầu công nguyên, nền văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến cư dân các nước Đông Nam Á. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tính thống nhất của văn hóa khu vực. Bên cạnh sự tương đồng, văn hóa khu vực Đông Nam Á cũng có tính chất đa dạng. Đều tiếp thu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo, Ấn Độ giáo song ở mỗi quốc gia lại có những biểu hiện riêng phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc mình. Song những đặc điểm riêng biệt đó không vượt ra ngoài những đặc điểm chung của toàn khu vực. Có thể nói “ Thống nhất trong đa dạng” là một đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á.

Trước thế kỉ XVI, tính thống nhất của văn hóa Đông Nam Á được thể hiện rất rõ nét. Trước hết là về ngôn ngữ - một thành tố quan trọng của văn hóa. Ở các quốc gia Đông Nam Á có bốn dòng ngôn ngữ chính là: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Mỗi ngôn ngữ có thể tồn tại ở rất nhiều quốc gia. Trong mỗi nước hầu như có đủ các tộc người nói đủ các ngôn ngữ trên. Về chữ viết, tuy thời gian xuất hiện của chữ viết không cùng nhau nhưng nhìn chung các quốc gia Đông Nam Á đều xây dựng chữ viết cho riêng mình từ một trong hai nguồn : chữ Sanskrit; chữ Pali của Ấn Độ (chữ Chăm, chữ Khơme, Thái, Lào, Miến Điện) và chữ Hán của Trung Quốc (chữ Nôm của Việt Nam). Về tôn giáo, các tôn giáo lớn của Ấn Độ như: Phật giáo, Ấn Độ giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các quốc gia Đông Nam Á.

Trước khi thực dân Bồ Đào Nha xâm lược Đông Nam Á thế kỉ XVI, thì hầu hết các nước trong khu vực đã chuyển sang đạo Hồi. Nhưng chính qúa trình xâm lược của thực dân Bồ Đào Nha đã giúp tôn giáo mới này nhanh chóng được truyền bá rộng khắp ra toàn khu vực và xác lập được vị trí của mình trong khu vực Đông Nam Á. Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu được truyền bá ở Xumatơra. Với sự giàu có về khoáng sản và hương liệu, Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của châu Âu. Mặt khác giới cầm quyền ở các nước Đông Nam Á từ lâu thèm khát sự giàu có của châu Âu đã sẵn sàng mở cửa các thương cảng và các trung tâm buôn bán đã được mở mang và phát triển dọc theo các bờ biển Đông Nam Á. Đó là một môi trường hết sức thuận lợi cho những thương nhân Hồi giáo đến đây buôn bán. Đến cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở khu vực Đông Nam Á hải đảo mà tiêu biểu là Malắcca. Dần dần được truyền vào Inđônêxia, Malaixia, Brunây, Philippin…Hồi giáo cùng với những yếu tố văn hóa xã hội đi theo đã trở thành một tôn giáo lớn được cư dân nhiều nước đi theo.

Ở Inđônêxia, Hồi giáo thâm nhập bằng con đường hòa bình, thông qua các thương nhân đến đây buôn bán. Song Hồi giáo đã lan tỏa và bén rễ vào Inđônêxia một cách sâu sắc. Chỉ sau một thời gian ngắn, hầu như cả quần đảo rộng lớn này đã cải đạo theo đạo Hồi. Tư tưởng của đạo Hồi đã có ảnh hưởng rất mạnh đến giáo dục, văn hóa nghệ thuật của Inđônêxia. Hồi giáo đã ảnh hưởng đến giáo dục của Inđônêxia. Cùng với sự du nhập của Hồi giáo, ở một số đảo của Inđônêxia chính quyền đã cho mở các trường Hồi giáo truyền thống. Đó là trường tiểu học Hồi giáo dạy các kiến thức cơ bản về tôn giáo cho học sinh. Thầy giáo chính là người coi sóc và giảng dạy đạo ở các nhà thờ. Đến cuối thế kỉ XIX, các đại diện của giới trí thức Hồi giáo tiến bộ ở Inđônêxia đã đứng ra thành lập các trường mới, trong đó học sinh không chỉ học các sách kinh, giáo lí mà còn có cả kiến thức phổ thông khác. Hệ thống giáo dục Hồi giáo ở Inđônêxia gồm ba cấp: tiểu học, trung

học và cao đẳng. Trường tiểu học dạy những kiến thức cơ bản về Hồi giáo và kinh Coran, trường trung học đào tạo các giáo viên cho tiểu học, đào tạo tu sĩ và luật sư Hồi giáo, trường cao đẳng đào tạo tăng lữ cho các nhà thờ. Không chỉ ảnh hưởng về mặt giáo dục, Hồi giáo còn ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chữ viết của Inđônêxia. Về chữ viết, bảng chữ cái Ảrập cũng đựoc phổ biến rộng rãi cùng với đạo Hồi. Tư tưởng Hồi giáo là hạt nhân cho một nền văn hóa Inđônêxia thống nhất trong đa dạng. Chính vì vậy Hồi giáo trở thành một chất keo đặc biệt liên kết các dân tộc khác nhau ở quần đảo Inđônêxia vào một cộng đồng chung. Hồi giáo còn trở thành ngọn cờ để thống nhất các lực lượng Inđônêxia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, giải phóng dân tộc.

Ở Malaixia, Hồi giáo cũng được thâm nhập bằng con đường hòa bình. Nhà vua cua Malăcca, Sultan Môhammađê Iskander Shah, là người đầu tiên của đất nước này theo Hồi giáo. Sau đó vào năm 1414 ông ra lệnh cho tất cả thần dân Malăcca dù ở địa vị xã hội cao hay thấp đều phải cải giáo theo ông. Do vậy mà Malăcca nhanh chóng trở thành một tiểu quốc Hồi giáo mạnh mẽ ở khu vực. Chính sự đi lên ở Malăcca đã thực sự thúc đẩy việc cải đạo ở toàn bộ bán đảo Mã Lai. Quyền lực của Hồi giáo Malăcca lúc đó khiến cho các nước láng giềng sẵn sàng tiếp nhận Hồi giáo để được bảo trợ về mọi mặt: chính trị, kinh tế và quân sự. Vì vậy Hồi giáo đã mau chóng phát triển và bắt đầu trở thành tôn giáo thống trị ở khu vực này. Đứng đầu vương triều Hồi giáo Malăcca là nhà vua hay còn gọi là Sultan (Hồi vương). Đây là người nắm quyền lực tối cao. Quyền lực của các Hồi vương được xác lập bằng văn bản pháp lý. Họ sử dụng truyền thống thần quyền của Hồi giáo trung cổ - áp dụng các tước hiệu Hồi giáo Sultan để nắm giữ thần quyền và vương quyền của đất nước. Như vậy Hồi giáo đã tham gia hết sức hiệu quả vào việc củng cố quyền lực của các Sultan. Ảnh hưởng của Hồi giáo còn lan rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, văn hóa mà đặc biệt là trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chữ cái Ả Rập đã được sử dụng trong các sáng tác

văn học. Do vậy Hồi giáo đã tạo điều kiện có tính chất quyết định để văn học Melayu có bước chuyển biến rất cơ bản. Cùng với sự phát triển của kho tàng văn học dân gian với ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thì thế kỉ này đã bổ xung thêm nguồn văn học Hồi giáo. Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Malaixia. Những kiến trúc thánh đường theo kiểu Hồi giáo đã được xây dựng và còn đến ngày nay như: Tereng Kêra, Kampung Hulu…

Bên cạnh những tôn giáo mới như đạo Hồi và Đạo Phật tiểu thừa, thì với sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân phương Tây nói chung và thực dân Bồ Đào Nha nói riêng đã mang đến một tôn giáo mới – Thiên Chúa giáo vào khu vực Đông Nam Á. Tôn giáo này đã làm tăng tính đa dạng trong văn hóa của toàn khu vực.

So với các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo xuất hiện ở Đông Nam Á muộn hơn. Tôn giáo này có mặt ở đây từ cuối thể kỉ XV với các nhà truyền giáo dòng Đa Minh của Bồ Đào Nha. Ngày 25/11/1510, linh mục De Souza cầm thánh giá tiến vào thành Goa, một đô thị sầm uất vào bậc nhất của Ấn Độ lúc bấy giờ, xây tu viện Catharina và từ đó Goa trở thành điểm xuất phát của các nhà truyền giáo qua vùng Á – Đông. Vào thời điểm đó chính quyền thực dân châu Âu đều khao khát mở rộng thuộc địa ở các vùng đất mới.

Lịch sử đã tạo ra một bi kịch trong quá trình truyền giáo của Thiên Chúa giáo ở khu vực Đông Nam Á. Nó đi kèm với cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Khởi đầu là trên các chuyến hành trình gian nan vất vả trên biển cả, các nhà thám hiểm, các nhà buôn phương Tây đều muốn các linh mục đi cùng để “lo phần hồn” cũng như giúp họ tìm hiểu phong tục tập quán địa phương, tìm đường đi… bởi các linh mục thời đó, đặc biệt là các giáo sĩ Dòng Tên có nhiều vị giỏi, được đào tạo bài bản, tinh thông nhiều lĩnh vực như Alexandre de Rhodes, M. Nobili. Thực dân Bồ Đào Nha xâm lược Inđônêxia từ thế kỉ XVI và đây cũng là thời gian đạo Thiên Chúa được truyền bá ở đây. So với các tôn giáo khác ở khu vực Đông Nam Á, đạo

Thiên Chúa xuất hiện muộn hơn và không ảnh hưởng sâu đậm tới văn hóa xã hội như Phật Giáo ở Thái Lan, Mianma, Campuchia, hay Hồi giáo ở Inđônêxia, Malaixia nhưng nó cũng để lại những dấu ấn rõ nét trong văn hóa xã hội của nhiều quốc gia. Thiên Chúa giáo ra đời ở phương Đông nhưng phát triển mạnh ở phương Tây và khi du nhập vào Đông Nam Á nó mang cả sắc thái văn hóa phương Tây vào theo. Thiên Chúa giáo là mối liên kết, là chiếc cầu nối văn hóa Đông – Tây. Qua Thiên Chúa giáo người dân Đông Nam Á biết thêm ngoài các kiến trúc kiểu Ấn Độ qua các chùa, tháp nổi tiếng ở Borobudua (Indonexia), Thạt Luổng (Lào), Ăng Co (Campuchia)… còn có thêm các kiểu kiến trúc nhà thờ nổi tiếng như: Gôtích, Rôman… và biết đến những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới như Bữa tiệc ly của Leona de Vanci; Đức mẹ Đồng Trinh của Raphael… Thiên Chúa giáo có vai trò tạo nên một gương mặt mới cho văn hóa khu vực. Nó làm cho nền văn hóa khu vực thêm phong phú và đa dạng hơn.

Cùng với sự xâm nhập của thực dân phương Tây nói chung và thực dân Bồ Đào Nha nói riêng vào khu vực thì ngôn ngữ và chữ viết mới thuộc ngữ hệ Latinh cũng được du nhập vào Đông Nam Á, trước hết là ở những vùng thuộc địa của các nước phương Tây. “Dù gì đi nữa người ta cũng không thể hạ thấp phần mà người Bồ Đào Nha sử dụng trong việc truyền bá chữ viết theo chữ cái La Mã ở Viễn Đông” [14; tr.46]. Chữ viết của các nước đã được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa. Các loại chữ viết này đều thuộc dạng chữ ghi âm bằng các chữ cái Latinh nên rất dễ đọc, dễ viết. Chữ viết của các quốc gia như: Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Philipin, Việt Nam hiện nay đều thuộc dạng này. Trong đó chữ quốc ngữ của Việt Nam là ra đời sớm nhất (thế kỉ XVII). Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đối với văn hoá Việt Nam, tất nhiên đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Động cơ chủ yếu và trước hết của các giáo sĩ Thừa sai khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là để phục vụ cho cuộc truyền giáo. Xuất phát từ mục đích để hoạt động truyền

giáo có hiệu quả nên các Thừa sai đã Latinh hoá tiếng Việt để tạo ra một loại văn tự mới đó là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ ra đời chính xác vào thời gian nào, cho đến nay vẫn chưa xác định được, nhiều người cho rằng thời điểm sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là khoảng từ năm 1620 đến năm 1651, công lao đầu tiên thuộc về các nhà truyền giáo dòng Tên. “Thời gian đầu, từ 1615 – 1663, chỉ có các nhà truyền giáo dòng Tên đến làm việc trong vùng đất Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, đã cùng nhau đóng góp vào công trình tạo ra chữ Quốc ngữ. Năm 1651 in sách Quốc ngữ. Sau đó còn nhiều công trình do nhiều người đã làm cho thứ chữ này hoàn chỉnh hơn, phổ biến hơn suốt từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX”[8;tr 271 – 272.]

Lúc đầu, chữ Quốc ngữ là thứ chữ ghi âm nhưng chưa định hình, chưa phản ánh một cách khoa học và trung thực cơ cấu ngữ âm của tiếng Việt, còn chịu ảnh hưởng sâu đậm tiếng nói và chữ viết của người Bồ Đào Nha, người Ý, người Pháp. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng người có công đầu tiên tạo ra chữ Quốc ngữ là Thừa sai Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha. Pina sinh năm 1585 tại Guarda, gia nhập dòng Tên lúc 20 tuổi. Ông đến Đàng Trong năm 1617, “là nhà truyền giáo đầu tiên biết Tiếng Việt, cũng là tu sĩ dòng Tên đầu tiên soạn một tập nhỏ về chính tả cùng các dấu thinh của tiếng Việt và năm 1622 bắt đầu soạn ngữ pháp tiếng Việt[8; tr.272] Nhưng người có công lao to lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ đó chính là Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ). Ông sinh năm 1593 tại tỉnh Avignon, nước Pháp, là người gốc Do Thái. Năm 1612, Alexandre de Rhodes gia nhập vào dòng Tên ở Rôma, năm 1618, ông được thụ phong linh mục khi mới tròn 25 tuổi.

Những công trình đáng kể của Alexandre de Rhodes là “Từ điển Việt – Bồ – Latinh” (Dictionarum Anamiticum Lusitanum et Latinum) và cuốn

“Phép giảng tám ngày” (Cathechimus). Cả hai cuốn đều được đúc chữ và ấn hành ở Rôma vào năm 1651. Có thể coi đây là hai cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX,

cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vẫn được coi là tài liệu cơ bản để học tập và nghiên cứu tiếng Việt qua chữ Quốc ngữ.

Các thế hệ Thừa sai sau Alexandre de Rhodes tiếp tục theo gương ông biên soạn các loại từ điển tiếng Việt có bổ sung và ngày càng hoàn chỉnh hơn. Đáng kể là năm 1838, một cuốn từ điển mới, đối chiếu hai thứ tiếng Việt – Latinh, Latinh – Việt có ghi thêm chữ Nôm bên cạnh chữ Quốc ngữ, được gọi là “Nam Việt dương hiệp tự vị” (Dictionarium anamitico latinum) do Giám mục Taberd biên soạn, được xuất bản ở Serampur – Ấn Độ. Về cơ bản, chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển này đã có dạng thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. Đó là một trong những tài liệu cơ sở được dùng để nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XIX.

Chữ Quốc ngữ đã trải qua một quá trình liên tục cải tiến để được hoàn chỉnh như ngày nay, song chúng ta không thể phủ nhận công lao đầu tiên sáng tạo ra hình dạng của nó thuộc về các Thừa sai Thiên Chúa giáo, nhất là các thừa sai dòng Tên gốc Bồ Đào Nha.

Có thể nói, sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc ta. Trước khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, ở Việt Nam đã tồn tại chữ Hán và chữ Nôm. Trong suốt một thời gian dài, chữ Hán được sử dụng như một văn tự chính thức của nước ta. Mặc dù vậy, giữa chữ Hán và tiếng Việt vẫn có một sự khác biệt rất căn bản. Người Việt Nam chỉ viết đọc chữ Hán nhưng không nói ngôn ngữ Hán. Các văn bản bằng chữ Hán nếu muốn cho người Việt hiểu được phải thông qua phiên dịch. Vì thế, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm theo phương pháp hình thanh và hội ý của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Nhưng chữ Nôm vẫn là một văn tự quá phức tạp, lại không được các triều đình phong kiến Việt Nam ủng hộ nên nó chưa đạt tới trình độ chuẩn xác và thống nhất cao giữa

Một phần của tài liệu Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w