Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại và thông qua đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng

Một phần của tài liệu Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực (Trang 74 - 83)

3 Duarte Fernandez là một vị khách phương Tây đầu tiên đến thăm Ayuthaya, là một nhân vật có năng khiếu ngoại giao và nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin Trong thờ

3.3. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại và thông qua đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng

Cho đến cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, các nước Đông Nam Á gần như ở cùng một trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha đã làm chuyển biến tình hình chính trị ở khu vực. Thế kỉ XVI, chế độ phong kiến ở một số nước bắt đầu khủng hoảng, suy yếu. Các cuộc chiến tranh trong nội bộ từng nước, các cuộc chiến tranh giữa các nước trong khu vực với nhau đã dẫn đến tình trạng chia rẽ, thậm

chí tan rã cả một vương quốc phong kiến hùng mạnh. Trong hoàn cảnh đó, những yếu tố mới xâm nhập vào càng làm thay đổi bộ mặt chung của toàn khu vực. Trước tiên là sự xâm nhập và lan tỏa của đạo Hồi đã đưa đến những thay đổi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. Với sự xuất hiện của hàng loạt các vương quốc Hồi giáo mới đã làm cho tình hình chính trị của khu vực trở nên phức tạp hơn. Qúa trình thực dân hóa bước đầu của chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại và thông qua đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng.

Trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ X đến thế kỉ XV, các nước Đông Nam Á đều là những quốc gia độc lập, có một bộ máy nhà nước phong kiến thống nhất. Những chuyển biến về chính trị ở Đông Nam Á thế kỉ XVI đã làm cho các nước phân hóa sâu sắc, rõ rệt. Một số nước vẫn là các quốc gia phong kiến độc lập như: Đại Việt, Lan Xang, Thái Lan; trong khi đó một số nước đã bị chhia cắt thành nhiều tiểu quốc, trong đó có những phần lãnh thổ bị thực dân Bồ Đào Nha chiếm như: Malaixia, Inđônêxia. Phần lớn các quốc gia phong kiến trong thời kì này không còn tồn tại là những quốc gia phong kiến mạnh như những thế kỉ trước mà đã bị chia cắt về lãnh thổ, bị xâm chiếm hoặc bị suy yếu.

Trước khi có người châu Âu đến đây, đặc thù kinh tế của Đông Nam Á là nền nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, có đến 90% dân số Đông Nam Á sống ở nông thôn. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cư dân Đông Nam Á sớm phát triển nghề trồng trọt theo hai hình thức cơ bản là định canh và du canh. Do điều kiện địa hình chia cắt bởi đồi núi, sông hồ, rừng rậm nên nền kinh tế ở Đông Nam Á chủ yếu mang tính chất tiểu nông, khép kín trong các vùng cư dân nhỏ hẹp ít có sự tiếp xúc với bên ngoài. Các vùng nông thôn ở Đông Nam Á là những cộng đồng làng xóm chủ yếu có tính chất khép kín và tự túc, đó là những đơn vị xã hội riêng biệt, sử dụng lực lượng trâu bò để kéo cày, trồng các loại ngũ cốc, cây hương liệu, cây ăn trái và đánh bắt cá để bổ

sung nguồn thực phẩm. Hình thức phát triển kinh tế đặc trưng ở Đông Nam Á là một nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, ít có sự giao lưu với bên ngoài.

Lúa nước là cây trồng quan trọng nhất ở Đông Nam Á, được trồng chủ yếu ở lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng (Việt Nam), Irawadi, Chao Phraya và một số đồng bằng ở khu vực hải đảo. Các loại hoa mầu khác như bông, lạc, đậu, vừng được trồng ở những vùng cao. Các loại cây trồng khác như đinh hương ở Moluccas, nhục đậu khấu ở Bandan, hồ tiêu ở Tây Java và nam Sumatra, trầm hương, sa nhân có ở nhiều nơi…là những sản phẩm quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại hương liệu quốc tế, đặc biệt có ý nghĩa khi người châu Âu xuất hiện. Các loại sản phẩm quý như long não ở bắc Sumatra, nhựa thông, cánh kiến trắng cũng là những loại thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao góp phần cho khu vực này trở thành nơi hấp dẫn đặc biệt đối với thương nhân ngoại quốc

Thủ công nghiệp ở Đông Nam Á, chủ yếu được phát triển tại các làng mạc ở các vùng nông thôn, các nghề đơn giản như mộc, xe sợi, dệt vải gia đình. Cũng có một số làng chuyên làm đồ gốm. làm dụng cụ gia đình, nông cụ, khai khoáng…song vẫn chỉ mang tính tự túc, tự cấp. Việc trao đổi sản phẩm thông qua các phiên chợ ở từng địa phương.

Sự tham gia trực tiếp của thương nhân châu Âu từ thế kỉ XVI đã làm cho hoạt động buôn bán quốc tế ở Đông Nam Á càng trở nên sôi động hơn. Một trong những điểm mới ở Đông Nam Á, khi có sự tác động của thương nhân châu Âu là có sự xuất hiện của nhiều trung tâm trao đổi mới. Ở Burma, sự thành lập kinh đô Pegu thời vua Tabinshwehti là nhằm tận dụng vị trí giao thông thuận lợi của thành phố này, vì đây là hải cảng ở miền nam Burma, gần ở vịnh Bengal và eo Malacca. Ở các khu vực hải đảo, nhiều trung tâm thương mại mới ra đời xuất phát từ việc buôn bán hương liệu quốc tế. Vì thế, ở vùng phía Đông quần đảo Inđônêxia, vốn trước đây còn quá xa lạ đối với trung tâm thương mại ở khu vực bán đảo Malaya thì nay đã thay đổi. Do nhu cầu ngày càng lớn về nguồn hương liệu và gia vị nên thương nhân Trung Quốc, Malaya

và Java đã trực tiếp tìm đến những vùng nguyên liệu phía Đông và do đó đã hình thành nên mạng lưới các trung tâm buôn bán mới. Nhiều trung tâm thương mại mới ra đời đã tạo thành một hệ thống liên kết các thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu.

Trong thế kỉ X – XV, một mạng lưới giao lưu buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á đã được thiết lập dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội riêng biệt trong từng nước. Sau năm 1511, hệ thống buôn bán truyền thống ở Đông Nam Á đã bị thay đổi nghiêm trọng. Đông Nam Á đã tham gia vào ngành ngoại thương quốc tế với tư cách là người cung cấp hương liệu và tiêu thụ một số mặt hàng của các tàu buôn Bồ Đào Nha. Trong hệ thống thương mại châu Á của Bồ Đào Nha thì Đông Nam Á là một mắt xích rất quan trọng. Tuy nhiên khác với trước đây, những hoạt động buôn bán trong thế kỉ này do thực dân Bồ Đào Nha giữ vai trò chủ đạo. Bị các đoàn thuyền buôn phương Tây cạnh tranh và uy hiếp nghiêm trọng bằng vũ lực, hoạt động buôn bán truyền thống của các nước trong khu vực Đông Nam Á suy giảm nhanh chóng.

Chính sự có mặt của thực dân phương Tây nói chung và thực dân Bồ Đào Nha nói riêng ở Đông Nam Á đã làm cho nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ xâm nhập vào khu vực này. Những người dân ở đây bắt đầu bán sản phẩm nông nghiệp của họ để lấy tiền. Các sản phẩm này là phần thặng dư trong canh tác lương thực hoặc cây thực phẩm. Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đó đã góp phần khuyến khích những người nông dân khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt. Tuy nhiên tình trạng đó không diễn ra đồng đều ở các nước trong khu vực. Chỉ có một số vùng trong khu vực có thể tham gia vào mạng lưới buôn bán đó của các nước phương Tây mới có điều kiện để phát triển kinh tế, còn những vùng khác do không nằm trên tuyến đường buôn bán đó hoặc không có nguồn hương liệu mà các nước thực dân phương Tây cần thì vẫn trong tình trạng lạc hậu. Các nước ở khu vực hải đảo đã trở thành mục tiêu mà các nước thực dân nhòm ngó đầu tiên. Ở hải

đảo là nơi có những hải cảng quan trọng nằm trên con đường buôn bán Đông – Tây. Trước tiên người Bồ Đào Nha tìm mọi cách để kiểm soát con đường thông thương đi qua eo biển Xumatơra – Malaia. Sự xâm nhập của người Bồ Đào Nha góp một phần quan trọng làm cho tiểu quốc Bantam trở nên phát triển nhất vùng Inđônêxia. Sự phát triển của thương nghiệp Bantam đã có ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp và bộ mặt nông thôn. Chạy theo nhu cầu thị trường, một bộ phận đáng kể diện tích canh tác của nông dân được chuyển sang trồng hồ tiêu. Nhà nước thực hiện thu tô thuế của nông dân bằng hạt hồ tiêu, đồng thời cũng quan tâm tổ chức việc đào kênh máng dẫn nước để phục vụ nhu cầu trồng trọt và làm đường xá để tiện việc giao thông, vận chuyển nông phẩm.

Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tác động đến bộ mặt nông thôn. Trong khi một số vùng khác ở Inđônêxia vẫn còn tương đối lạc hậu, công xã nông thôn vẫn được bảo tồn thì quá trình giải thể của công xã nông thôn và quá trình phân hóa xã hội ở Bantam đã diễn ra rất nhanh chóng. Nhiều người nông dân nghèo bị bần cùng hóa, bị mất hết ruộng đất từ đó một số người bị biến thành người lĩnh canh của địa chủ, một số khác thậm chí bị biến thành nô lệ canh tác trên những vườn hồ tiêu quý của quý tộc và nhà vua.

Đầu thế kỉ XVI, trong khi các hòn đảo giàu hương liệu ở Inđônêxia đã hoàn toàn rơi vào tình trạng bị chia sẻ thì người Bồ Đào Nha đặt chân đến đây. Khi người Bồ Đào Nha đến miền duyên hải Inđônêxia thì ở đây đang diễn ra cảnh buôn bán tấp nập giữa những người bản địa với người Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư về những sản vật quí như trầm hương, hồ tiêu, đinh hương, nhục đậu khấu, đá quý, vàng, sừng tê giác… để chiếm nguồn hương liệu quí và độc quyền buôn bán, người Bồ Đào Nha và sau đó là những người châu Âu khác đã vừa dùng vũ lực vừa mua chuộc, mặt khác còn tìm cách chia rẽ, lợi dụng các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia Hồi giáo ở đây, xúi giục khuyến khích

nước lọ đánh nước kia rồi sau đó bắt các nước này lần lượt kí các điều ước, lập pháo đài, lập thương điếm, tiến tới làm bá chủ thị trường Inđônêxia. Người Inđônêxia đã không thể tổ chức được những liên minh lớn đủ sức chống lại sự xâm lược của cả người Bồ Đào Nha lẫn các nước phương Tây sau này. Chính sự cát cứ, chia rẽ, sự thù địch lẫn nhau giữa các tiểu quốc đã góp phần tiêu diệt họ. Cuối thế kỉ XVI, thế lực của Bồ Đào Nha ở khu vực Đông Nam Á đã bị suy giảm dần, lợi dụng cơ hội đó, thực dân Hà Lan và sau đó là thực dân Anh đã nhảy vào thay thế, chinh phục Inđônêxia và biến nơi đây thành thuộc địa của mình.

Trong giai đoạn đầu của cuộc bành trướng, thực dân Bồ Đào Nha đã không chú ý đến việc đầu tư cơ sở ở đây mà chỉ chú ý tổ chức các cơ sở và căn cứ cho tàu thuyền, xây dựng các thương điếm ở ven biển chứ không xâm nhập sâu vào lãnh thổ các nước Đông Nam Á. Do đó, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha đến các nước Đông Nam Á cũng khác nhau. Từ cuối thế kỉ XVI trở đi thế lực của Bồ Đào Nha đã suy yếu dần trước những đối thủ mạnh mẽ như Hà Lan và Anh. Những thuộc địa rộng lớn của Bồ Đào Nha đã lần lượt rơi vào tay các nước đó.

Kể từ thế kỉ XVI, chính sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha, ở khía cạnh nào đó đã phá vỡ xã hội cổ truyền, các làng xã đóng kín của Đông Nam Á, du nhập quan hệ kinh tế hàng hóa – tiền tệ vào một số nước, một số vùng, đưa chủ nghĩa tư bản còn xa lạ vào xã hội này. Với sự phá vỡ những ngành sản xuất cũ, phát triển những ngành kinh tế mới chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha đã bắt đầu lôi cuốn các quốc gia Đông Nam Á vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, những tác động về kinh tế do quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha nói riêng và thực dân phương Tây nói chung vào Đông Nam Á ở thế kỉ XVI diễn ra không đồng đều ở tất cả các nước. Chí có một số vùng trong khu vực có thể tham gia vào mạng lưới buôn bán của người phương Tây mới có điều kiện phát triển kinh tế. Đây chủ yếu là những ùng ven biển hoặc ở các hải cảng trên

con đường thông thương của người Bồ Đào Nha. Trong khi đó, nhiều nước Đông Nam Á khác do không nằm trên tuyến đường buôn bán đó hoặc không có những nguồn hương liệu mà các nước thực dân Tây Âu cần thì tình trạng vẫn lạc hậu. Ở các nước này vẫn tiếp tục duy trì chế độ phong kiến, quan hệ hàng hóa tiền tệ không phát triển và không có tác động gì lớn đến tình hình chính trị xã hội ở các nước này. Có thể thấy rằng, thế kỉ XVI, thực dân phương Tây bắt đầu xâm lược Đông Nam Á mà đi đầu là thực dân Bồ Đào Nha. Cho đến thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đã chuyển từ các quốc gia phong kiến độc lập thành các nước thuộc địa và phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây. Chính sách thống trị của các nước tư bản phương Tây trong từng nước có những đặc điểm riêng, vì vậy càng đẩy xa thêm khoảng cách khác biệt cũng như khoảng cách phát triển giữa các nước Đông Nam Á. Từ đó hình thành nên những nhóm nước đi theo những con đường khác nhau. Sự tương đồng giữa các quốc gia vẫn tồn tại qua nhiều thế kỉ song khoảng cách giữa các nước cũng không phải là nhỏ.

KẾT LUẬN

Đến thế kỉ XVI, các nước Đông Nam Á cơ bản vẫn là xã hội phong kiến. Nhưng thế kỉ XVI cũng đã trở thành mốc đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của khu vực. Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân ở khu vực, thì tiền đồ phát triển lịch sử của Đông Nam Á cũng từng bước có những thay đổi.

Sau các cuộc phát kiến địa lý, thực dân Bồ Đào Nha đã tìm ra được con đường sang phương Đông. Do vậy khu vực châu Á mà cụ thể là Đông Nam Á đã trở thành mục tiêu quan tâm hàng đầu của họ. Trong mắt họ, các nước phương Đông nói chung và Đông Nam Á nói riêng là khu vực giàu có về vàng bạc và hương liệu. Chính vì vậy mà các nước phương Tây, đi đầu là thực dân Bồ Đào Nha đã lần lượt xây dựng các thương điếm buôn bán, những trạm tiếp tế cho các hạm thuyền ở một số địa điểm ở Đông Nam Á.

Vào thế kỉ XVI, khi thực dân Bồ Đào Nha đến xâm lược thì các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đang bước vào thời kì suy thoái, từng bước lún sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị - xã hội. Các cuộc xung đột tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến, giữa các tộc người dẫn đến chia cắt đất nước. Mâu thuẫn giai cấp – xã hội căng thẳng do các tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề, không còn con đường sống, nhân dân, trước hết là nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Những cuộc khởi nghĩa nông dân vừa là kết quả , vừa là nguyên nhân thúc đẩy chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến vào suy yếu nhanh hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Bồ Đào Nha là cường quốc châu Âu đầu tiên có mặt ở Đông Nam Á. Năm 1511, đoàn tàu chiến của Bồ Đào Nha đã đánh chiếm vương quốc Hồi giáo Malắcca, xây dựng được điểm chốt thương mại quan trọng. Malắcca thuộc Bồ Đào Nha từng bước trở nên hưng thịnh, việc buôn bán tiếp tục được mở rộng và thu được những khoản lợi nhuận lớn. Sau Khi đánh chiếm

Một phần của tài liệu Qúa trình xâm nhập của thực dân Bồ Đào Nha vào Đông Nam Á thế kỉ XVI và những hệ quả của nó đối với lịch sử khu vực (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w