Bồ Đào Nha là quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu, phía Bắc và Đông giáp Tây Ban Nha, phía Tây và Nam giáp Đại Tây Dương, có diện tích 92.389 km2 với 1.793 km bờ biển. Thống kế dân số năm 2008: 10.676.910 người. Đây là một quốc gia không lớn, với diện tích và dân số hạn chế, từ rất sớm đã có khuynh hướng phát triển kinh tế theo hướng buôn bán trên biển và hoạt động hàng hải.
Thời kỳ cai trị của vương triều Aviz (1385 – 1580) là thời kì Bồ Đào Nha đạt đến đỉnh cao về kinh tế, chính trị, quân sự khi đế quốc thực dân Bồ Đào Nha ra đời, với độc quyền thương mại ở Ấn Độ Dương, đồng thời có những thuộc địa giàu có ở châu Á (Tây Nam Ấn Độ, Macao, Malacca…), châu Phi (bờ biển Đông Phi), Nam Mĩ (Brasil). Năm 1580, Bồ Đào Nha sáp nhập vào đế quốc do vương triều Habsbourg cai trị, cho đến năm 1640 mới giành lại được độc lập.
Từ cuối thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha trở thành một quốc gia thống nhất ở châu Âu. Đến thế kỉ XV – XVI, lịch sử Bồ Đào Nha bước sang một chương mới: hệ thống thuộc địa trải dài ven bờ biển Ấn Độ Dương hình thành sau phát kiến địa lí đã đưa Bồ Đào Nha trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất châu Âu. Dân số Bồ Đào Nha năm 1600 vào khoảng 1.500.000 người. Tuy là một nước nhỏ cả về diện tích và dân số ở châu Âu, song vị thế cường quốc hàng hải đứng đầu thế giới của Bồ Đào Nha đã được khẳng định nước này có tiềm lực to lớn và là đế quốc thực dân đầu tiên ở châu Âu.
Việc là những người đi tiên phong trong phát kiến con đường biển sang phương Đông đã tạo cơ sở cho việc người Bồ Đào Nha độc quyền nắm thương mại với phương Đông. Con đường thương mại hàng hải nối trực tiếp các cảng biển ven Đại Tây Dương với bờ biển Ấn Độ Dương đã được phát hiện ra. Chính người Bồ Đào Nha phát hiện ra con đường này, và vì vậy, họ
đã nắm được độc quyền kiểm soát tuyến đường biển đặc biệt quan trọng đó. Người Arab, người Turk, vương triều Mamluk ở Ai Cập sĩ nhiên là chịu thiệt hại từ phát hiện đó, bởi lẽ nó phá vỡ độc quyền buôn bán trực tiếp của người Ấn Độ qua ngả Biển Đỏ và Trung Đông. Do vậy, những đối thủ này tấn công vào các đoàn thuyền Bồ Đào Nha trên biển Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, họ thất bại, thậm chí người Bồ Đào Nha còn xâm chiếm các căn cứ Hormuz đi vào Vịnh Persian, cửa ngõ của người Turk, chiếm giữ bờ biển Đông Phi trong phạm vi của Ai Cập.
Trong mối quan hệ với một cường quốc hàng hải khác tức Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha đã có những thỏa thuận nhằm tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp. Năm 1494, 7 năm sau khi Diaz đến mũi Hảo Vọng và 2 năm sau khi Colombus đến châu Mĩ, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha kí bản hiệp ước Tordesillas. Hiệp ước quy định: về mặt hình thức, đó là bản hiệp ước về phân chia phạm vi truyền giáo của 2 nước này, được sự đồng ý của giáo hội Rome. Nhưng bản chất của hiệp ước này là phân chia phạm vi thám hiểm, phạm vi ảnh hưởng, chiếm đất và buôn bán của hai cường quốc.
Tuy vậy, cả hai bên đều vi phạm khi người Bồ Đào Nha chiếm được Brasil và Tây Ban Nha chiếm Philippin. Hai bên tiếp tục kí hiệp ước năm 1529, thực chất nhằm tiếp tục thỏa hiệp để Bồ Đào Nha chính thực hợp pháp hóa thuộc địa Brasil và Tây Ban Nha có quyền hoạt động trên Tây Thái Bình Dương (Đông Á). Phạm vi chủ yếu của Bồ Đào Nha là độc quyền truyền giáo và buôn bán trên Ấn Độ Dương, khu vực giàu có và thương mại nhộn nhịp nhất lúc đó.
Để tiến tới việc nắm giữ độc quyền buôn bán và truyền giáo trên Ấn Độ Dương, người Bồ Đào Nha đã phải xây dựng hệ thống thương điếm của mình kéo dài từ bờ biển Đông châu Phi, vịnh Caspian và nhất là Tây Ấn Độ, một số căn cứ tại bờ biển Đông Ấn Độ, phạm vi của họ tiếp tục mở rộng sang Đông Nam Á (Malacca 1511), Trung Quốc (Macao 1511) và kéo dài đến Nhật Bản (1542).
Đông Phi: bờ biển Đông châu Phi từng có vai trò quan trọng trong việc buôn bán của người Arab tại Ấn Độ, nằm ở phía Nam của Biển Đỏ, nơi mà vương triều Mamluk đang kiểm soát. Người Bồ Đào Nha đã lập được một số căn cứ tại Kilwa, những thất bại trong việc đánh chiếm Aden, căn cứ án ngữ Biển Đỏ
Ấn Độ: thiết lập nên một hệ thống thương điếm và thuộc địa ven bờ biển, kéo dài từ Điu, Goa, tới Cochin, Colombo rồi vịnh Bengal
Đông Nam Á: chiếm được eo biển Malacca năm 1511 và tìm được con đường đi tới quần đảo Moluccas, được mệnh danh là quần đảo gia vị
Đông Bắc Á: Họ chiếm giữ Macao (1515). Sau đó những thương nhân Bồ Đào Nha còn tới Nagasaki để buôn bán vào khoảng năm 1542/1543, mặc dù quân đội Bồ Đào Nha không kiểm soát được hải cảng này giống như họ đã làm với Macao
Với một hạm đội hùng mạnh, một hệ thống thương điếm rộng, người Bồ Đào Nha đã cạnh tranh quyết liệt với người Arab, người Turk, vương triều Mamluk và thương nhân Italia để giành quyền kiểm soát thương mại. Ấn Độ Dương và phương Đông nói chung.
“Thành quả thực sự của Bồ Đào Nha tại châu Á không phải trở thành một đế quốc trên đất liền và là một “chúa tể của biển cả”. Phạm vi ảnh hưởng của họ trải dài về phía Đông cắt ngang lòng chảo khổng lồ dài 6000 dặm, từ bờ biển châu Phi tới Moluccas và kéo dài 4000 dặm từ mũi Hảo Vọng đến vịnh Ba Tư. Đường biên giới về chính trị mà Bồ Đào Nha phải liên tục giữ gìn không được song và núi bảo vệ. Nằm trong sự kiểm soát của đế quốc Bồ Đào Nha, đường biên đó là mép rìa hướng ra biển dọc theo một tuyến đường quanh co từ Đông Bắc Natal tới Ormuz; từ Đông Nam Ormuz tới mũi Comorin; từ Đông Bắc Comorin tới Bengal, rồi lại từ Đông Bắc Bengal tới Malacca, Java và quần đảo Gia vị Moluccas, giống như một hình bán nguyệt” [5; tr. 27]. Việc Bồ Đào Nha đã giữ được biên giới đó trong
một thế kỉ khỏi tay thế giới Hồi giáo là một niềm vinh quang lâu dài đối với chính họ và với thế giới đạo Thiên chúa.
Những thuộc địa của người Bồ Đào Nha nằm trong số thuộc địa cổ nhất và lịch sử tạo lập của nó cũng rất tiêu biểu. Đầu thế kỷ XVI “Đế quốc thuộc địa” của người Bồ Đào Nha đã xuất hiện mà những người sáng lập ra nó là Vaxcô đa Gama, Anmêiđa. “Họ đã đặt nền móng cho hệ thống thuộc địa ngày nay mà tòa nhà của nó sau đó đã được những người Hà Lan và người Anh khai sang hoàn thành”[35; tr.486]. Vào những năm 30 – 40 của thế kỷ XVI, nước Bồ Đào Nha nhỏ bé đã đạt tới đỉnh cao trong sự phát triển của mình, đã biến thành một cường quốc thế giới mà những thương điếm và các đồn lũy của nó đã rải ra trên 3 lục địa từ Mađâyra và Braxin tới Trung Quốc và Nhật Bản. Trên bờ phía Tây châu Phi nó đã lập căn cứ ở Cônggô, ở Ănggôla, Môxamêđexơ và trên bờ phía Đông châu Phi nó đã đến Pandiba, Môdămbích và Xôfala. Những căn cứ ở trên đảo Xôcơtơra và Oócmudơ đã yểm hộ từ phía bắc cho lối đi vào Ấn Độ Dương còn những thương điếm ở trên bờ Cambai (Điu), Malaba(Goa, Calicút, Cochin) đã làm cho những người Bồ Đào Nha trở thành chủ nhân của toàn vùng biển này.
Thực dân Bồ Đào Nha đã thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán nô lệ châu Phi, mua bán hương liệu, tơ lụa và các thứ quý giá từ phương Đông. Chúng sử dụng biện pháp chia rẽ, mua chuộc các vương quốc địa phương để cướp đoạt hay bắt cống nạp hàng hóa để chúng chở về nước. Thương nhân Bồ Đào Nha mua hàng hóa với giá rẻ: trâm, tơ luạ, thuốc phiện,ngọc, gạo, đường, vải bông (ở Điu), hồ tiêu (ở Goa, Calicút) và những mặt hàng khác. Trong đó xuất cẳng hồ tiêu có ý nghĩa đặc biệt. Họ đã trở thành nhà phân phối độc quyền ở châu Âu và bán hàng hóa với giá cao. Hồ tiêu bán ở châu Âu với giá cao gấp 7 – 8 lần số tiền phải chi cho nó [35; tr.492]. Lixbon trở thành chợ lớn buôn bán gia vị của toàn châu Âu, và trở thành một trong những thành phố sầm uất nhất của châu Âu thời đó. Tuy nhiên, những của cải cướp được ở các thuộc địa đều lọt vào tay giai cấp quý
tộc phong kiến Bồ Đào Nha. Kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp ở Bồ không được chú trọng phát triển, mà còn bị hủy hoại. Bồ Đào Nha đã phải nhập hàng hóa ở các nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như Anh, Pháp…, cho nên chẳng bao lâu sau, số vàng bạc và của cải cướp được ở các thuộc địa của Bồ đã chuyển sang tay các nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển này. Tài sản trong nước khô cạn dần.
Sự phồn thịnh của đế quốc thực dân Bồ Đào Nha chỉ nằm trong thế kỉ XVI. Nó sống không lâu vì những mâu thuẫn bên trong của nó rất gay gắt và những hoàn cảnh bên ngoài lại không thuận lợi. Dân số ít ỏi của Bồ Đào Nha (không quá 1 triệu người) và sự yếu ớt của nền kinh tế của nó đã mâu thuẫn gay gắt với hệ thống thuộc địa rộng mênh mông của nó. Cho nên người Bồ Đào Nha không đủ sức củng cố vững chắc trên đó bằng một hệ thống theo diện hoàn chỉnh, mà “chế độ thuộc địa theo điểm” của họ chỉ có thể tạo nên những thương điếm nhỏ không đủ sức phát triển.
Người Bồ Đào Nha đã không có thể sử dụng được tài nguyên thiên nhiên của các nước mà họ đã đến và không thiết lập được nền tảng kinh tế cho sự thống trị của mình, không thể đem lại cho nó một cơ sở kinh tế nào đó. Vì thích cướp bóc bừa bãi dân cư địa phương và xuất cảng nhiều hàng hóa quý hơn, nên chính những kẻ phiêu lưu thực dân cũng không đặt ra cho mình nhiệm vụ đó. Các phó vương của họ đã hành động rất tàn ác, đã làm tăng long căm ghét của thổ dân và kích thích sự nổi dậy của họ. Những phương pháp thống trị thuộc địa của người Bồ Đào Nha mang tính chất phong kiến. Người Bồ Đào Nha định bù đắp cho sự yếu kém về kinh tế của mình bằng mọi hành động hung bạo, bằng sự cướp bóc ở thuộc địa. Về sau những người Hà Lan và người Anh cũng làm như thế nhưng sự cướp bóc ở thuộc địa của họ tìm được chỗ dựa cho mình ở sự giảm giá hàng hóa và sự sản xuất hàng hóa hàng loạt bằng nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Còn nước Bồ Đào Nha ở thế kỉ XVI không có một nền công nghiệp phát triển nhất định và chỉ xuất cảng sang phương Đông những hàng hóa tùy tiện.
Chính nó cũng mua nhiều sản phẩm công nghiệp ở nước ngoài. Như vậy Bồ Đào Nha chưa có chuẩn bị về mặt công nghiệp để lập nên một đế quốc thuộc địa bền vững. Người Hà Lan và người Anh vào thế kỉ XVII đã vượt người Bồ Đào Nha về sự phát triển công thương nghiệp nên sự bành trướng thuộc địa của người Hà Lan và Anh có kết quả vững chắc hơn. Người Hà Lan đã có thể hất cẳng người Bồ Đào Nha và đặt được cơ sở lâu dài ở Inđônêxia, ở Ấn Độ thì người Bồ Đào Nha lại phải chịu nhường chỗ cho người Anh.
Nguyên nhân khác làm cho hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha không bền vững là vị trí địa lý rất bất lợi của các thuộc địa Bồ Đào Nha. Từ đầu thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha đã tỏ ra không đủ sức chiếm giữ những nước rộng lớn và đông dân, chẳng hạn như Ấn Độ. Khác với người Tây Ban Nha, trên con đường bành trướng thuộc địa của mình, họ đã gặp những vùng có nền văn hóa cao hơn, có số dân đông hơn. Để tránh những khó khăn đã nảy sinh trong đó, họ tiếp tục tiến xa hơn nữa về phía Đông để bù đắp cho sự yếu kém về quân sự của mình bằng sự mở rộng những quan hệ buôn bán mà họ đã thiết lập được. Nhưng cuối cùng, khi đến Nhật Bản, người Bồ Đào Nha đã kéo dãn đường giao thông của mình quá dài đến mức trên thực tế không bảo vệ được nó. Chính tình trạng phân tán của các đất thực dân và các thương điếm của người Bồ Đào Nha đã làm cho việc bảo vệ chúng trở nên khó khăn.
Ngoài ra, ở châu Âu, tình thế chính trị bên ngoài lại tỏ ra bất lợi đối với Bồ Đào Nha, Sự phát triển thế lực chính trị của Tây Ban Nha ở thế kỉ XVI trở thành mối đe dọa đối với nó vào năm 1580 đã đưa đến hậu quả suy vong của Bồ Đào Nha. Vua Tây Ban Nha là Philip II lợi dụng sự gián đoạn của vương triều Bồ Đào Nha, đã tuyên bố mình là người kế vị hợp pháp ngôi vua Bồ Đào Nha và để củng cố tham vọng của mình, ông ta đã phái đến Bồ Đào Nha viên công tước Anba cùng một đạo quân hùng mạnh. Bồ Đào Nha cùng với toàn bộ cơ ngơi thuộc địa của mình đã trở thành vật sở hữu của vua Tây Ban Nha. Philip II vội vã sử dụng tất cả khả năng tài chính rơi
vào tay mình và dùng đặc quyền riêng của vua Bồ Đào Nha về độc quyền, buôn bán hồ tiêu và những hàng hóa khác hàng năm thu về từ Ấn Độ để bổ sung cho ngân quỹ của mình. Nhưng chính quyền Tây Ban Nha bị lao vào các cuộc chiến tranh ở châu Âu và đã không làm gì được để bảo vệ đất thực dân của người Bồ Đào Nha ở phương Đông. Trong khi đó, từ cuối thế kỉ XVI người Hà Lan đã hướng vào đây và sau một cuộc đấu tranh ác liệt, họ đã hất cẳng người Bồ Đào Nha ra khỏi đó. Việc buôn bán của người Bồ Đào Nha với phương Đông ngày càng giảm sút.
Cuối cùng vào năm 1640 khi nước Bồ Đào Nha thoát khỏi sự thống trị của người Tây Ban Nha, thì nó cũng không thể nào khôi phục được đế quốc thuộc địa của mình ở phương Đông, nơi mà người Hà Lan và người Anh đã bám chắc rồi. Tới năm 1661, thuộc Bồ Đào Nha chỉ còn có Goa và Điu ở Ấn Độ và Macao ở Trung Quốc. Sự hùng cường của đế quốc Bồ Đào