Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.2.Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất

Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của nguồn lực có thể huy động cho sản xuất và sự phân bổ của chúng vào những lĩnh vự kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết định phân bố vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm: Dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng, mức độ sẵn có và các khả năng thay thế của các loại sản phẩm, giá cả và chất lượng hàng hóa, dịch vụ…

* Dung lượng thị trường

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh

của mình. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các các loại thị trường trong nước (thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ…) có tác động mạnh đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Độ lớn của dung lượng thị trường và xu hướng tiêu dùng là một trong những nhân tố có ý nghĩa lớn đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh doanh là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thông thường, dung lượng thị trường (lượng cầu) được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết nguồn thu nhập chỉ được dùng cho những mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực, thực phẩm. Nhưng khi mức thu nhập của dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tỷ lệ chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giảm đi tương đối, trong khi tỷ lệ chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp hơn tăng lên. Chẳng hạn, theo quan sát của các nhà kinh tế, khi GDP/người đạt mức trên 1000USD/năm, những nhu cầu mua sắm các phương tiện đắt tiền như xe hơi, phương tiện nghe nhìn, trang bị nội thất nhà ở, du lịch, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn… bắt đầu xuất hiện, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng vốn trước đó tập trung cho những mặt hàng thiết yếu. Dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu cầu có khả năng thanh toán có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vì thế, tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.

* Thói quen tiêu dùng

Đây là một nhân tố đầu ra quan trọng bởi nó là căn cứ giúp các nhà đầu tư hoạch định đưa ra chiến lược đầu tư có hiệu quả. Mỗi vùng hay địa phương

tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt, tập quán hay thói quen sẽ có những nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Nó như là đơn đặt hàng để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh hoạt động phù hợp và có hiệu quả. Vì vậy, sự thỏa mãn của người tiêu dùng trở thành một trong những chỉ tiêu hình thành cơ cấu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)