Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

CDCCKT đã được nhiều tác giả bàn tới với những khái niệm khác nhau có liên quan đến nhau: “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế”, “ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế”. Nhìn chung các quan niệm đều thống nhất xác định:

CDCCKT ngành là sự vận động, phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian và không gian, dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội nhất định của trong nước và quốc tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tầm vĩ mô là một quá trình, trong đó bản thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và từng phân ngành của chúng vận động, phát triển dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ giữa các ngành đã hình thành trước đó, cũng như mối quan hệ vốn đã tương đối ổn định của chúng. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất trong nội bộ cơ cấu. Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế thành các nhóm ngành để quan sát.

1.2.1.4. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.

+ Trong ngành nông nghiệp: Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

+ Trong công nghiệp: Tập trung công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử

+ Trong ngành dịch vụ: Đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ vận tải và du lịch Từ những nội dung đã đề cập ở trên, có thể rút ra kết luận bước đầu về

ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành:

Nhìn dưới góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại, trình độ phát triển và tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT ngành với sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ gắn với nó là sự phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất – kinh doanh riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia thực hiện hội nhập có kết quả.

1.2.2. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cấu kinh tế ngành

một số tiêu chí sau:

1.2.2.1. Cơ cấu GDP

Tiêu chí GDP được khoa học kinh tế hiện đại sử dụng như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động cơ cấu ngành kinh tế và tỷ lệ phần trăm GDP giữa các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), là tiêu chí đầu tiên được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch của cơ cấu ngành của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, tỷ lệ khu vực nông nghiệp có xu hướng chung ngày càng giảm, còn tỷ lệ khu vực phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất.

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, việc phân tích cơ cấu các phân ngành có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh cụ thể, sát thực khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế.

1.2.2.2. Cơ cấu lao động xã hội

Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Lao động làm việc được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế; Một nền kinh tế chuyển dịch thành công không chỉ được phản ánh ở tỷ trọng giá trị trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên, mà cùng với sự tăng giá trị đóng góp của các ngành này trong GDP phải là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Cơ cấu lao động phân theo ngành được các nhà kinh tế rất xem trọng và đánh giá cao vì chỉ tiêu này không chỉ phản ánh sát thực hơn mức độ chuyển biến sang một xã hội công nghiệp của một đất nước, mà còn ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP thì lĩnh vực phi nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự méo mó về giá cả hoặc trong GDP có quá nhiều giá trị của nước ngoài, họ sẽ mang về nước họ. Vậy ở khía cạnh đó GDP không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

1.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế

Với tư cách là cơ cấu phân bố nguồn lực xã hội vào các ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư cũng là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau và ở các quốc gia khác nhau thì cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá là quá trình mà vốn đầu tư có sự biến đổi về cơ cấu, chuyển từ tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp sang đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; chuyển từ đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước là chủ yếu sang đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu… Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư vừa phản ánh sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời nó cũng thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới nên nó cũng được sử dụng như một công cụ để đánh giá xu hướng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia trong tương lai.

1.2.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Hầu hết các quốc gia đã trải qua quá

trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều trải qua mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: Từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến. Ban đầu là các sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thật thấp chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao. Thông qua quá trình đó, sản phẩm của mỗi nước càng được hoàn thiện hơn và nâng cao chất lượng, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Vì vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu là một trong những thước đo của sự thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Tóm lại, để phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, người ta dựa trên các tiêu chí chủ yếu là cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét. Chúng là cơ sở để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước hay một địa phương, từ đó cho biết chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có sự thay đổi như thế nào và đạt chất lượng ra sao. Ngoài ra, có thể tập hợp nhiều tiêu chí bổ trợ quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất, những tiêu chí phản ánh quá trình chuyển giao công nghệ, sự cải thiện của quá trình hữu cơ, cơ cấu hàng nhập khẩu, cơ cấu trình độ lao động… Mỗi tiêu chí đều có những ý nghĩa trong quá trình phân tích sự phát triển nói chung của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà lựa chọn và đề cập đến những chỉ tiêu nào cho phù hợp.

1.2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà có cách đề cập khác nhau. Ở góc độ của CDCCKT ngành vĩ mô thì các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch được chia làm 3 nhóm cơ bản là: Nhóm

các nhân tố đầu vào của sản xuất, nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất và nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách.

Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CCKT ngành có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cơ sở để tìm hiểu nguyên nhân của những thành tựu mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được và những tồn tại trong quá trình này. Đây cũng là cơ sở để chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất * Các nguồn lực tự nhiên * Các nguồn lực tự nhiên

Các nguồn tự nhiên là nguồn lực do thiên nhiên ban tặng bao gồm: quy mô, chất lượng đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, vị trí đại lý khoáng sản… Nhóm yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen vào nhau, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trước hết phải làm rõ các yếu tố này để từ đó nhìn nhận được vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn trong suốt quá trình chuyển dịch.

Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan, môi trường…là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ vận tải, du lịch….Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế.

Nguồn lực tự nhiên là lợi thế so sánh, là cơ sở để đẩy mạnh một số ngành sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vị trí địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Một nước hay một vùng được đánh giá là có khả năng

mở rộng thị trường, tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch hay không là phụ thuộc vào vị trí địa lý của nó. Với một vị trí địa lý bất lợi thì việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế, bởi nó là căn cứ cho việc bố trí ngành sản xuất.

Khí hậu thủy văn là nguồn tài nguyên liên quan và tác nhân ảnh hưởng đến các ngành kinh tế quốc dân. Đáng chú ý là trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố này có ảnh hưởng tới mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, năng xuất, chất lượng sản phẩm.

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Đất đai, rừng, nguồn nước, khoáng sản… Sự phân bổ và khai thác tài nguyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế. Hiện nay, nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt. Đây là khó khăn, cũng là thách thức đối với quá trình tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Con đường để khắc phục thực trạng này là dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời tiến hành dò tìm, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát triển hteo hướng kinh tế tri thức.

Có thể thấy rằng tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi sẽ tạo điều kiện để phát tiển du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp… là cơ sở tự nhiên cho việc hình thành thế mạnh những vùng kinh tế và các ngành kinh tế khác nhau của đất nước. Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu.

Vậy các nguồn lực tự nhiên là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng mạnh tới thiên hướng tự nhiên của cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp chúng tạo nên cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi thế tuyệt đối”

trong phân công lao động quốc tế của các nền kinh tế. Song để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung nâng cấp khoa học – công nghệ và kỹ thuật nhằm chuyển từ cung cấp các sản phẩm thô sang các sản phẩm của công nghiệp chế biến.

* Nguồn lực con người

Nguồn nhân lực con người từ lâu được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bố nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu của nền kinh tế.

Nguồn nhân lực được xem trên các khía cạnh: quy mô nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực.

Quy mô nguồn nhân lực là số lượng lực lượng lao động của xã hội, biểu hiện ở một số người trong độ tuổi, có khả năng và sẵn sàng lao động. Quy mô nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành cơ cấu nền kinh tế. Để cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách có hiệu quả, trong một trình độ khoa học – công nghệ nhất định cần có một lực lượng lao động thích hợp. Nếu quy mô nguồn nhân lực quá nhỏ so với yêu cầu của nền kinh tế như vậy sẽ có một cơ cấu kinh tế với những ngành kinh tế sử dụng ít lao động. Ngược lại, nếu quy mô nguồn nhân lực quá lớn, “ dư thừa lao động”, sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế có khả năng toàn dụng lao động, với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động sẽ được ưu tiên phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế đối ngoại, quy mô nguồn nhân lực không chỉ phụ thuộc vào dân số trong nước mà còn phụ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)