Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế

Cơ cấu lao động là tiêu chí phản ánh rõ chất lượng chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ở Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến nay. Tương ứng với sự thay đổi tỷ trọng

các ngành trong nền kinh tế thì cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch nhất định. Một lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp, dịch vụ mà tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp. Kết quả về nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2014 thể hiện ở bảng 4.11 dưới đây:

Bảng 3.13: Hiện trạng nguồn lao động và cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014 Năm Nguồn lao động (người) Dân số trong độ tuổi lao động

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Người Cơ cấu (%) Người Cơ cấu (%) Người Cơ cấu (%) 2006 983.130 788.740 383.490 57,37 130.240 19,48 154.720 23,15 2007 989.657 804.180 375.140 55,1 140.920 20,7 164.770 24,2 2008 993.819 583.090 338.520 58,82 126.500 21,98 110.490 19,2 2009 1.000.356 604.693 341.570 57,35 128.870 21,64 125.150 21,01 2010 1.008.337 620.140 341.460 55,87 139.690 22,85 129.990 21,28 2011 1.014.598 628.172 334.370 54,04 148.830 24,05 135.550 21,91 2012 1.020.597 626.010 321.800 51,94 154.800 24,99 142.900 23,07 2013 1.027.000 675.000 311.000 50,13 156.500 25,26 152.900 24,61 2014 1.029.412 683.132 302.020 48,61 159.986 25,75 159.275 25,64

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2010, 2013 và số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động của tỉnh dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực lao động quan trọng cho Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức của tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tương đối hợp lý, có sự chuyển dịch tích cực trong quá trình đổi mới nền kinh tế.

Lực lượng lao động chủ yếu tập trung nhiều trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống, từ 57,37% năm 2006 giảm xuống còn 55,87% năm 2010 và năm 2014 chỉ còn 48,61%, trong khi đó trong ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ thì tỷ trọng lao động trong các ngành này đang tăng lên đáng kể. Ngành công nghiệp và xây năm 2006 mới chỉ có 19,48% thì năm 2010 đã tăng lên là 22,85% và năm 2014 là 25,75. Còn ngành dịch vụ cũng đang từng bước đổi thay. Từ năm 2006 tới nay, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ đã tăng từ 23,15% năm 2006 lên 25,64% năm 2014. Vậy các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch và cân bằng đảm bảo cho phát triển kinh tế. Tuy diễn ra chậm và kết quả chuyển đổi cơ cấu theo ngành chưa tỷ lệ thuận với chuyển đổi cơ cấu lao động nhưng tiến trình chuyển đổi cơ cấu lao động trên là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn nhân lực lao động xã hội vào quỹ đạo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Như vậy, cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực

và phù hợp với xu thế chung là giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Trong thời gian qua cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế có sự chuyển biến lớn. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần qua các năm, từ năm 2006 đến năm 2014 tăng 5 lần và làm tăng giá trị sản phẩm trên toàn xã hội lên 3,6 lần. Vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ tăng lên 32,1 lần, giá trị sản phẩm dịch vụ tăng 3 lần. Đầu tư vào công nghiệp tăng 47,8 lần, giá trị sản phẩm công nghiệp tăng 6,2 lần. Đầu tư vào nông nghiệp tăng 3,7 lần, giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng lên 3,2 lần.

Bảng 3.14. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc (Đơn vị tính: %) Năm Ngành 2006 2010 2012 2014 Nông nghiệp 5,1 15,3 20,6 21,5 Dịch vụ 6,5 20,5 25,8 28,4

Công nghiệp và xây dựng 88,4 64,2 43,6 50,1

Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc năm 2014

Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 2006đến nay, lượng vốn đầu tư của xã hội vào ngành dich vụ và công nghiệp tăng mạnh hơn nông nghiệp, hầu hết vốn đầu tư tăng thêm của xã hội được tập trung vào hai ngành này. Đó là một sự chuyển dịch tích cực về vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, để khai thác được hết thế mạnh của tỉnh một cách hiệu quả nhất. So sánh giữa tăng vốn đầu tư và giá trị sản phẩm để thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thấy tốc độ tăng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn chậm hơn sự gia tăng vốn đầu tư.

Xem xét số liệu ta thấy, việc sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh hiệu quả chưa cao. Trong công nghiệp và dịch vụ, tốc độ gia tăng vốn đầu tư rất nhanh, nhưng tốc độ gia tăng sản phẩm vẫn còn chậm hơn nhiều.

Từ đó đặt ra vấn đề là, trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh không chỉ tập trung vào việc huy động vốn mà còn tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư vào các ngành kinh tế.

3.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010 đạt

1.790 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đã tăng gần 21,6 lần từ 22,9 USD/người năm 2000 lên khoảng 539 USD/người năm 2010, thấp hơn so với bình quân chung cả nước 1.028 USD/người. Đóng góp chính cho xuất khẩu của tỉnh thời kỳ này là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2006 - 2010 xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 87,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2006 tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước bằng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 2010 chỉ còn 14,1%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Vĩnh Phúc là hàng dệt may,

xe máy, giày dép, sản phẩm gỗ, chè.

Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn năm 2010 đạt 1.609 triệu USD, tăng bình quân 22,7%/năm trong giai đoạn 2001-2010. Nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là thiết bị, nguyên vật liệu dành cho sản xuất: linh kiện ô tô, xe máy, vải may mặc, phụ liệu giày dép, thức ăn gia súc... Trong đó, linh kiện ô tô, xe máy của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 75 - 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trừ các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện chưa có mặt hàng xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho tỉnh. Giá trị xuất khẩu khiêm tốn, chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm năng của tỉnh.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 1,41 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2013 và tăng 22% so với kế hoạch. Cũng theo UBND tỉnh

Vĩnh Phúc, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, thị trường hồi phục chậm, xong các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì các đơn hàng đã ký, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nên tình hình xuất khẩu trong năm 2014 có nhiều tín hiệu khả quan.

Trong đó các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao như hàng điện tử tăng 65%, giày dép các loại tăng 61%, xe máy tăng 30%. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng 8,7% so năm 2013, trong đó chủ yếu nhập nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất như linh kiện sản xuất ô tô, linh kiện điện tử.

Cũng trong năm 2014, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường các nước: EU, Hoa Kỳ, Nga, Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Có thể thấy rằng những năm qua đã có sự thay đổi lớn về cơ cấu hàng xuất khẩu, từ việc xuất khẩu mặt hàng gia công, công nghệ thấp đã tiến tới xuất khẩu mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao và đem lại kết quả khả quan. 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 3.3.1.1. Thành tựu 3.3.1.1. Thành tựu

Trong giai đoạn 2006 - 2014, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, đạt được những thành tựu quan trọng.

Về kinh tế, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2006 – 2014 tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm

tỷ trọng nông – lâm – thủy sản. Đến năm 2014, công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 90% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Thu ngân sách liên tục tăng nhanh, năm 2014 đạt trên 19,2 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 64,77 triệu đồng/năm, gấp 20 lần so với khi tái lập tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế nông nghiệp liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện và đúng hướng cơ cấu, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực.

Lĩnh vực công nghiệp có bước tăng trưởng vượt bậc, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 34,0%/năm, đưa Vĩnh Phúc nằm trong tốp đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ cũng đạt mức cao, tăng bình quân 16,6%/năm trong giai đoạn 2006 – 2014.

Các hoạt động xúc tiến đầu tư được đổi mới, nhiều chính sách về cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư được tích cực triển khai như đề án cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2015. Tỉnh quan tâm đầu tư cho các dự án lớn, các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ động phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương cho phát triển kinh tế.

3.3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu

Sở dĩ có được những thành công như vậy là nhờ Đảng bộ tỉnh có sự chỉ đạo đúng đắn, biết chủ động nhạy bén nắm bắt cái mới, chớp thời cơ, đề ra hướng đi đúng,bước đi thích hợp, cách làm sáng tạo.

“Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn”.

Từ Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 12, nhiệm kỳ 1996 - 2000, Vĩnh Phúc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch

vụ. Tỉnh ủy đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm đó. Trong nhiệm kỳ qua (2005 - 2010), Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết mở đường cho sự phát triển vượt bậc của Vĩnh Phúc; trong đó, có các nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ. Cụ thể hóa các nghị quyết này, các cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả hàng loạt các chương trình, đề án trọng điểm.

Ðiểm nổi bật trước tiên là các cấp ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm khai thác thế mạnh nổi trội của tỉnh về đất đai, lợi thế về giao thông đường bộ, đường sắt và cảng hàng không và nằm cận kề Thủ đô Hà Nội để đầu tư phát triển, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Chỉ tính trong năm năm qua, tỉnh đã thu hút hơn 500 dự án mới, trong đó có 113 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 20.497,8 tỷ đồng.

Sớm thực hiện chính sách “tam nông”

Từ tháng 12 - 2006, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Vĩnh Phúc đã đi trước cả nước về thực hiện chính sách “tam nôn”. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân; huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chỉ riêng giai đoạn 2006-2010, kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 2.300 tỷ đồng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn.

Trong nhiệm kỳ qua, Ðảng bộ Vĩnh Phúc xác định coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về đời sống, thu nhập. Trong quá trình CNH, HÐH, Vĩnh Phúc chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng để tạo sự tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, tạo thêm nhiều việc làm mới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang làm công nghiệp; thu được ngân sách cao để tăng tích lũy, tăng đầu tư phát triển, nhất là tái đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân. Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp đã biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; thường xuyên tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách mới cho phù hợp, đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích của nhân dân

Vĩnh Phúc đã chọn được hướng đi đúng cho quá trình phát triển, đó là coi phát triển công nghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực trong phát triển kinh tế như Nhật Bản nửa sau thế kỷ XIX và của Đài Loan nửa đầu thế kỷ XX. Đồng thời Vĩnh Phúc có chính sách trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư đến hoạt động tại tỉnh, coi sự thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả. Vì thế, khi các nhà đầu tư vào đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt, chẳng hạn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% thay vì 28%, miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án thuộc danh mục phụ tùng, cơ khí điện tử, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu vật tư, linh

kiện trong vòng 5 năm kể từ ngày đi vào sản xuất đối với các dự án đầu tư vào các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn…

Đồng thời nhận thức rõ và phát huy lợi thế so sánh, có biện pháp tích cực để tiến hành CNH, HĐH. Tỉnh luôn quan tâm tới việc phát huy nguồn lực con người.

Sau khi tái lập, Vĩnh Phúc đã rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng,

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)