Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Từ khi tái lập năm 1997 đến nay, nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc bước đầu được cấu trúc lại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã ghi nhận những thay đổi nhất định trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh vẫn còn không ít mặt hạn chế.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh chưa thực sự ổn định, vững chắc, từ đó dẫn tới tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế còn thay đổi nhiều, cơ cấu ngành còn mất cân đối. Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhiều nguồn lực và tiềm năng kinh tế của tỉnh chưa được huy động và sử dụng tốt. Chất lượng hoạch định chính sách còn hạn chế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chính sách tổ chức thực hiện thiếu tính khả thi và không đạt mục tiêu của chính sách.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước… Lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm, chất lượng còn thấp, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, nhu cầu đầu tư cho hạ tầng rất lớn song khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế.

Trong nông nghiệp bôc lộ nhiều hạn chế bất cập. Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ; việc dồn điền đổi thửa còn chậm nên hạn chế việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, chậm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung.

Trình độ lao động nông nghiệp không đồng đều, tỷ lệ lao động là người già và trẻ em có xu hướng tăng, gây khó khăn cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Việc hình thành các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và khu chăn nuôi tập trung còn chậm; nguyên nhân chủ yếu do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, cơ chế quản lý chưa được đổi mới cho phù hợp.

Chương trình giống cây trồng vật nuôi chưa khai thác hết tiềm năng. Nguyên nhân do việc cụ thể hoá nội dung Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh chậm, mặt khác do các đơn vị, địa phương chưa chủ động đề xuất các nội dung, dự án cụ thể để tổ chức thực hiện.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán vẫn chiếm tỷ lệ cao gây rất nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Nhận thức của hộ chăn nuôi về vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật còn hạn chế, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch bệnh, là nguy cơ tiềm ẩn tái phát và lây lan dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, long móng lở mồm gia súc, tai xanh ở lợn.

Một số chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác thú y, còn có tư tưởng chủ quan và thường giao thẳng cho cán bộ thú y cơ sở, thiếu kiểm tra đôn đốc…Hệ thống thú y cơ sở tuy đã được kiện toàn nhưng cán bộ thú y vẫn kiêm nhiệm nhiều việc của địa phương; trình độ, năng lực của nhiều cán bộ còn yếu, địa bàn nhiều xã rộng, nên việc quản lý, giám sát dịch bệnh, tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thực hiện chưa tốt.

Các HTX, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phát triển tuy có cao hơn năm trước nhưng vẫn còn sản xuất manh mún, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý điều hành của cán bộ còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp – nông thôn thấp, đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn.

3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Những tồn tại trên đều có nguyên nhân chung là chưa có chính sách đầu tư và phát triển hợp lý để triển khai thực hiện và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan dưới sự chỉ đạo chung của tỉnh.

Công tác lập quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao; việc điều chỉnh, bổ sung, cập nhật quy hoạch chưa kịp thời; Năng lực quản lý, thực hiện quy hoạch còn yếu. Công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Hệ thống cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa đồng bộ và còn nhiều vướng mắc.

Biên chế cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị, kinh phí hoạt động cho ngành nông nghiệp chưa đáp ứng với nhiệm vụ chuyên môn.

Tổ chức bộ máy quản lý về nông nghiệp, nông thôn đang trong quá trình hoàn thiện còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là cấp huyện và cấp xã. Số lượng cán bộ thiếu và yếu cả về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước.

Nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng về VSATTP nông – lâm - thuỷ sản còn hạn chế; một số nơi chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức; Bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP nông lâm thuỷ sản các cấp còn mỏng, điều kiện và phương tiện, kinh phí hoạt động còn hạn chế; vai trò giám sát của cơ quan QLNN các cấp, của cộng đồng về VSATTP chưa được phát huy; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP còn thiếu, chưa đồng bộ, còn chồng chéo trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị…

Ngoài ra, cũng còn do một số nguyên nhân khách quan như:

Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới (lạm phát, giảm phát, giá cả biến đổi bất thường, tỷ lệ thất nghiệp cao…).

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất đặc thù, có tính rủi ro cao do chịu tác động trực tiếp của các điều kiện tự nhiên (đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu mà nước ta được cảnh báo là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất); thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát...

Một số chính sách về xuất nhập khẩu nông sản hàng hoá của Chính phủ gây nên những biến động về thị trường và tâm lý tiêu dùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp trong nước.

Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao.

Chương 4

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI

ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN 2030

4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC

4.1.1.Bối cảnh mới của đất nước và ảnh hưởng

Nhìn tổng thể bối cảnh trong nước, Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành phố khá có những thuận lợi cơ bản:

Trước hết, đó là sự ổn định về chính trị - xã hội, đường lối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách tương đối hiệu quả.

Trong gần 30 năm đổi mới, cả nước nỗ lực đẩy mạnh CNH, HĐH, mà trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những trọng tâm. Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể. Các vùng kinh tế đều phát triển. Nước ta vừa xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, vừa hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các cơ sở quan trọng của nền kinh tế đã và đang được tích cực xây dựng như năng lượng, vật liệu, cơ khí, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật…. Nền kinh tế đang được cơ cấu lại, tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và có xu hướng ổn định, cơ cấu ngành kinh tế đã có những thay đổi tích cực theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thể chế kinh tế thị trường đang tiếp tục được đổi mới và hình thành đồng bộ Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nguyên tắc thị trường, hạch toán kinh tế thay cho nguyên tắc bao cấp trong phân bố nguồn nhân lực, điều tiết các quan hệ kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các loại thị trường đang

hình thành và phát triển; thị trường lao động, thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khóa….

Hệ thống pháp lý phục vụ cho các hoạt động của nền kinh tế đang được bổ sung và hoàn thiện: Luật doanh nghiệp, luật thuế, luật đất đai.

Quan hệ kinh tế đối ngoại được tiếp tục cũng cố và mở rộng thể hiện bằng việc Việt Nam tích cực hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới; gia nhập WTO, tham gia tích cực trong việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU… Chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện huy động các nguồn lực từ bên ngoài như: Khoa học công nghệ, vốn, tri thức, thị trường…. kết hợp với các nguồn lực trong nước thúc đẩy nền kinh tế trong nước hướng vào tăng trưởng xuất khẩu.

Việt Nam có nhiều nguồn lực, trong đó có những lợi thế so sánh làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược cơ cấu ngành, đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh, chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như: Về triển vọng, Việt Nam có điều kiện mở rộng và ổn định thị trường, thu hút các nguồn đầu tư lớn.

Tuy nhiên, đất nước ta cũng đang phải đối mặt với các thách thức lớn: - Năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế, của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế

- Hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách chưa thực sự chặt chẽ; năng lực cải cách thể chế theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư là khó khăn lớn

- Chất lượng nguồn lực thấp đang là một cản trở để thu hút đầu tư

- Việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước còn hạn chế, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo; …

4.1.2.Điểm xuất phát mới về kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc

- Trong những năm qua, nền kinh tế của Vĩnh Phúc luôn tăng trưởng đạt mức cao. Cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông – lâm nghiệp; từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp, xây dựng và nông – lâm nghiệp trong những năm 20 của thế kỷ XXI; Trong tương lai, Vĩnh Phúc sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa và sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp.

– Cơ sở kinh tế vững chắc, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội toàn vùng có sự cạnh tranh cao;

– Giữ mức độ tăng trưởng nhanh, ổn định;

– Mức thu nhập bình quân hàng năm sẽ đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội.

4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC

4.2.1. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản

* Quan điểm

Xuất phát từ bối cảnh trong nước, quốc tế và điều kiện thực tiễn của tỉnh, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phải quán triệt một số quan điểm sau đây:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo ổn định

chính trị xã hội và phát triển bền vững. Cơ cấu ngành thay đổi về chất lượng dựa trên cơ sở đổi mới công nghệ sâu hơn và nhanh hơn nhằm tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu, đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành, những lĩnh vực

tăng trưởng cao, tăng giá trị gia tăng, nhất là những sản phẩm dịch vụ chủ lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc về giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, chống tụt hậu.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình tăng

trưởng hướng vào xuất khẩu. Chiến lược tăng trưởng nhanh, bền vững, lấy tăng trưởng xuất khẩu làm động lực chủ yếu vừa là đòi hỏi khách quan, vừa có khả năng thực hiện ở nước ta. Bắc Giang muốn có tăng trưởng nhanh, cần hướng hoạt động kinh tế của đất nước vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Bởi vì tăng trưởng theo hướng xuất khẩu về thực chất là thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, nhằm phát triển nền kinh tế nhanh và hiệu quả, thoát khỏi tình trạng tụt hậu, rút ngắn con đường đi lên nền kinh tế hiện đại và chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có

hiệu quả các lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Vĩnh Phúc đang được đánh giá là tỉnh có lợi thế về lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi…. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Vĩnh Phúc cần dựa trên những lợi thế này để huy động các nguồn lực bên ngoài về vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tạo dựng năng lực nội dung để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, ngành hàng và của cả nền kinh tế tỉnh. Đồng thời, Vĩnh Phúc cần có những chiến lược để phát huy tiềm năng về trí tuệ, từng bước hướng tới chủ động về khoa học kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh, bắt nhịp với xu thế phát triển chung của cả nước và thế giới.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải nhằm mục tiêu tạo ra

là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, mà trước hết là những người lao động. Vĩnh Phúc là một tỉnh đông dân cư, có kết cấu dân số trẻ, áp lực về việc làm rất lớn, do đó giải quyết việc làm là một thách thức gay gắt trong thời gian tới đối với tỉnh. Giải quyết việc làm cũng là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của các tầng lớp dân cư.

Phát triển đa dạng các ngành nghề, trong đó phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động là một hướng chính của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong tỉnh. Phát triển cơ cấu ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động gắn với phát triển trung tâm công nghiệp, dịch vụ khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, thông thường, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động thì công nghệ lại không cao, khó có thể đưa nền kinh tế đi theo hướng nền kinh tế tri thức. Để giải quyết mâu thuẫn này, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế còn phải kết hợp chú trọng sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao, bằng việc phát triển các ngành có sức cạnh tranh cao nhằm hội nhập kinh tế có hiệu quả.

Thứ năm, phát triển dịch vụ, du lịch bền vững, phù hợp với chiến lược

tổng thể phát triển dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020; vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc và quy hoạch phát triển của ngành, các lĩnh vực. Phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, hội nhập khu vực quốc tế, giữ gìn và phát

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)