Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác kinh tế phát triển năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Từ năm 2006 tới nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 14,1%/năm, gấp 1,8 lần so với mức bình quân của cả nước. Trong đó, nông nghiệp tăng lên 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 19,5% (công nghiệp tăng 22%), dịch vụ tăng 14,8%.

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2014 (Đơn vị %) Năm Chỉ tiêu 2006 - 2008 2008 2010 2011 2012 2014 Toàn bộ GDP 15% 16,2% 17,86% 16,2% 11,3% 13,8%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô kinh tế của toàn tỉnh đã được nâng cao. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm 56,45%, dịch vụ chiếm 28,3% và nông – lâm – thuỷ sản chiếm 15,3% trong GDP. Năm 2010, tăng trưởng tới 17.86%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của tỉnh. Đặc biệt, với mức tăng trưởng 16,2% năm 2011- là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.

Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh GDP đạt trên 13,607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng), tương đương với tăng trưởng đạt 11,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong tốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước.

Bước sang năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 ước đạt 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng

trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,5%; dịch vụ là 19,5%; còn nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 6%.

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã diễn ra mạnh mẽ. Có thể tóm lược trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2014

(Đơn vị: %)

Tiêu chí và lĩnh vực

Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1997 23,8 45,1 31,1 2007 23,2 48,6 28,2 2008 15,3 56,45 28,3 2009 18,7 51,0 30,3 2010 10,2 66,2 23,6 2012 5,61 77,82 16,57 2013 6,0 74,5 19,5 2014 5,3 76,19 18,51

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2014

Về công nghiệp: Có tỷ trọng cao nên được coi là động lực quan

trọng nhất trong phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể, đa phần là làng nghề nhưng đến cuối năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như SamSung, Canon, Nokia.

Về nông nghiệp: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đạt 65,9 triệu đồng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức 120 nghìn ha/năm, trong dó khoảng 86,5% cây lương thực; 9,9% cây thực phẩm; 3,6% cây công nghiệp. Đáng chú ý là bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản tập trung. Đến năm 2008, Bắc Ninh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, tỉnh đã có 13 vùng sản xuất lúa hàng hoá, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh; công tác đồn điền đổi thửa tiếp tục được chỉ đạo tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá tập trung và phát triển trang trại, đến nay toàn tỉnh có 1700 trang trại. Vùng sản xuất lúa tám xoan ở Quế Võ 9200 ha, vùng nếp Từ Sơn 1540 ha, vùng hoa, rau ven thị xã Bắc Ninh, Việt Hùng, Đảo Viên (Quế Võ); vùng bò sữa ở Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du).

Năm 2012, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vượt qua khó khăn về thời tiết, dịch bệnh để phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 ước 2.653,7 tỷ đồng (giá CĐ 1994), đạt 97,9% kế hoạch năm, tương đương năm 2011; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp

ước 2.334,6 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm. Cơ cấu trà, giống lúa ổn định, diện tích lúa lai chiếm 31,1%, lúa chất lượng cao chiếm 27%.

Về lâm nghiệp, toàn tỉnh đã trồng 400 nghìn cây phân tán, tăng 11,5%; trồng rừng mới 4,8 ha, tăng 26,3%; chăm sóc 143,6 ha rừng, tăng 10,5%; giá trị sản xuất ước 8,6 tỷ đồng (giá CĐ 1994).

Năm 2014, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn

như diễn biến bất thường không thuận lợi cho sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát, giá vật tư nông nghiệp ở mức cao, giá bán các loại sản phẩm không ổn định, một số loại sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất và kéo dài nhiều tháng (nhất là sản phẩm ngành chăn nuôi),… đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Song sản xuất nông nghiệp là một trong những vụ được mùa; Chăn nuôi không có dịch bệnh xảy ra, trồng rừng đạt kết quả cao, sản xuất thủy sản phát triển ổn định. GTSX (giá SS 2010) ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn có mức tăng trưởng khá (tăng 3,1%) so với cùng kỳ năm 2013, đạt 58% kế hoạch.

Về dịch vụ: Phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản

xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá, vật tư trong và ngoài tỉnh. Du lịch đã có nhiều cố gắng, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2008, tăng so với năm 2007 là 25,8%. Vận tải hành khách và hàng hoá đều tăng, bình quân 11,1%/năm. Bưu chính viễn thông tăng trưởng khá cao, năm 2006 đạt 17,2 máy cố định/100 dân. Nhập khẩu tăng bình quân 24%/năm, cơ cấu hàng nhập khẩu tăng nhóm tỷ trọng hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị, giảm nhóm hàng tiêu dùng.

Năm 2012, hoạt động thương mại, dịch vụ thu kết quả khá: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước 26.184 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm, tăng 18,6% so năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2012 tăng 12,75% so với

tháng 12/2011. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước 13,7 tỷ USD, đạt 144,4%, tăng 76,9% (trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước 12,8 tỷ USD); Nhập khẩu ước 12,3 tỷ USD, đạt 136%, tăng 85,8%.

Năm 2014, các ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của 14 ngành dịch vụ đều có sự tăng trưởng; một số ngành có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao so với cùng kỳ như: Thương mại, sửa chữa, dịch vụ lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông.

Cơ cấu hàng xuất khẩu đang thay đổi theo hướng tăng hàng hoá công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giảm hàng nguyên liệu, hàng nông sản. Xuất khẩu giai đoạn 2005 - 2010 tăng 90,92%/năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD. Năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 13,7 tỷ USD đã đưa Bắc Ninh trở thành địa phương xuất khẩu thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất khẩu của cả nước. Quý 1/2013, xuất khẩu đạt 5.123 tỷ USD với tốc độ tăng tới 87,2% so với cùng kỳ năm trước và các thị trường xuất khẩu rộng lớn, đóng góp quan trọng vào quy mô và tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bắc Ninh xuất siêu 180 triệu USD. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 % so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao hơn mức bình quân chung của 3 năm gần đó.

Về lĩnh vực đầu tư, từ năm 2007 đến cuối năm 2008, đây là giai đoạn

bùng nổ FDI vào các khu công nghiệp Bắc Ninh. Kết quả là thu hút thêm 131 dự án, trong đó FDI có 79 dự án với số vốn 1.505,8 triệu USD và trong nước có 52 dự án, số vốn là 1.440 tỷ đồng tương đương 191 triệu USD.

Cuối năm 2008 đến năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp Bắc Ninh giảm đôi chút.

Tuy nhiên, cuối năm 2009, đầu năm 2010, thời kỳ hậu khủng hoảng và kinh tế thế giới được phục hồi. Giai đoạn này, dòng vốn FDI tuy có giảm song kết quả vẫn khả quan, hút được 72 dự án trong đó có 41 dự án FDI với số vốn 328 triệu USD và 31 dự án trong nước với số vốn 2.464 tỷ đồng, tương đương 137 triệu USD.

Năm 2011, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, SamSung, Nokia…

Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, thời gian qua Bắc Ninh đã có những biện pháp thực hiện rất hiệu quả.

Thứ nhất, tỉnh đã khai thác được những lợi thế của mình đó là khai thác

các ngành công nghiệp truyền thống, khai thác tốt nông nghiệp. Đây chính là điều mà nhiều tỉnh khác chưa làm được.

Đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đổi mới và hoàn thiện công nghệ các ngành nghề truyền thống, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội vào quản lý, sản xuất và đời sống, từng bước tin học hoá công tác quản lý.

Đã chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá bằng cách đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Phổ cập các biện pháp về công tác thú y, bảo vệ thực vật và chuyển giao những tiến bộ sản xuất đến hộ nông dân; từng bước ứng dụng được những thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất và bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản, thực phẩm.

Thứ hai, tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng

điểm phát triển.

Phát triển mạnh, tăng nhanh giá trị sản lượng của tất cả các ngành nhưng bảo đảm cơ cấu hợp lý là tăng nhanh tỷ trọng hai ngành công nghiệp

và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Riêng trong nông nghiệp, phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành ngành chính. Hỗ trợ nông dân để nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

Các cấp, các ngành chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh như: Chương trình quy hoạch nông thôn mới, chương trình phát triển giao thông nông thôn, chương trình nâng cấp điện nông thôn, chương trình cấp nước sạch nông thôn, chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình sản xuất và cung ứng giống cây, con mới chất lượng cao, chương trình phát triển hàng xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, chương trình phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.

Thứ ba, tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng với Trung Ương đẩy nhanh, nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ, nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Từng bước hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, áp dụng hệ thống truyền số liệu và mạng máy tính chuyên ngành, bảo đảm khai thác có hiệu quả mạng đa dịch vụ.

Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và phúc lợi công cộng.

Thứ tư, có các chính sách hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư

phát triển.

Bắc Ninh đã tính toán kỹ nguồn vốn dự kiến cần thiết đầu tư cho từng giai đoạn phát triển của tỉnh. Tính toán lượng vốn tự có của địa phương và nguồn vốn cần thiết phải huy động từ ngoài tỉnh, từ đó xây dựng những biện pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn.

Thứ năm, Bắc Ninh rất chú trọng việc mở rộng thị trường.

Quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với quá trình mở rộng thị trường, bao gồm; thị trường

hàng hoá dịch vụ, thị trường công nghệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường bất động sản.

Mở rộng thị trường trong nước, thị trường sang các nước: Trung Quốc, ASEAN, các nước SNG, khu vực Đông Nam Á, Tây Âu và Mỹ…

Mở rộng thị trường nông thôn, tăng quy mô thị trường nội địa theo hướng đa dạng hoá, sử dụng các biện pháp thích hợp để kích thích sức mua của dân nhất là ở vùng nông thôn như: Cấp tín dụng để xây dựng nhà ở, mua trang thiết bị kỹ thuật; ứng trước, bán chịu hàng hoá cho nông dân.

Thứ sáu, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Giải phóng và phát huy tối đa tiềm năng của dân cho đầu tư phát triển, vừa làm giàu cho gia đình, vừa làm giàu cho đất nước.

Tranh thủ mọi cơ hội thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực bên ngoài và gắn kết với các nguồn lực trong tỉnh dưới các hình thức đa dạng và thuận lợi cho nhà đầu tư.

Đẩy mạnh cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh, hợp tác xã. Tạo điều kiện phát huy tính năng động của cơ chế thị trường, phát huy tiềm năng của mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế.

Thứ bảy, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực quản

lý, hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển.

Tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tính gọn, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triẻn sản xuất kinh doanh.

Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức, các doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ tuyển dụng, nâng bậc, ngạch, chế độ tiền lương. Khuyến khích, tạo động lực cho công chức, viên chức nhà nước vươn lên hoàn thành mọi chức trách công vụ của mình.

Thứ tám, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách sát sao.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Phân công nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực kinh tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và điều

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)