Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có vị trí địa lý khá thuận lợi. Hiện nay, diện tích tự nhiên của tỉnh là 926 km², với mức dân số 1.145.600 người (2014). Hưng Yên có lực lượng lao động dồi dào trong đó có tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49% (năm 2013), chủ yếu trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Trung bình hàng năm lực lượng lao động trẻ bổ sung khoảng trên 2 vạn người. Đây là nguồn lực cơ bản góp phần xây dựng và phục vụ sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh.

Từ khi tái lập tỉnh tới nay, tỉnh đã tích cực đầu tư cũng như thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành để xây dựng Hưng Yên trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Với lợi thế gần thủ đô Hà Nội, nguồn lực dồi dào, giao thông thuận lợi nên Hưng Yên rất chú trọng tới thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, dịch vụ, xem đây là điểm nhấn của tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010, Hưng Yên đã thu hút được nhiều dự án đầu tư với mức đầu tư lớn vào khu công nghiệp.

Bảng 1.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 - 2010

Tổng vốn đầu tư 2007 2008 2009 2010 Trong nước (tỷ đồng) 1520,6 1720,7 973,6 1627,7 Ngoài nước (triệuUSD) 130, 67 186,75 85,7 185,3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2010

Từ năm 2008 đến hết tháng 12/2010, cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi mạnh, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn cơ khí chế tạo công nghiệp phụ trợ.

Các dự án vào khu công nghiệp nhìn chung triển khai nhanh, đúng mục tiêu, tiến độ đăng ký và sử dụng đất hiệu quả.

Năm 2013, điểm sáng ở lĩnh vực thu hút đầu tư với việc thu hút được 84 dự án mới có tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng và gần 130 triệu USD. Hưng Yên được Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đánh giá là 1 trong 10 tỉnh, thành phố nằm trong top dẫn đầu về năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương.

Những năm qua, tỉnh luôn có tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế theo hướng công – nông nghiệp và dịch vụ. GDP của tỉnh trong giai đoạn (2006 – 2010) tăng trung bình 11,22%, thu nhập bình quân đầu người 20 triệu đồng/năm. Với cơ cấu 27%, lĩnh vực nông nghiệp của Hưng Yên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, với khoảng 45% diện tích trồng lúa được canh tác các giống lúa chất lượng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20%/năm; dịch vụ tăng 15,1%/năm.

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, việc đào tạo và phát huy nguồn lực con người rất được coi trọng, thực hiện tốt các chính sách xã hội, tỷ lệ hộ nghèo còn 3%; 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Năm 2012, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức; sản xuất kinh doanh đình trệ; giá cả thị trường, lãi suất tín dụng vẫn ở mức cao; sức mua hàng hoá tiêu dùng giảm mạnh, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự nỗ lực phấn đấu của các thành phần kinh tế cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm (GDP) tăng 7,71%; sản xuất nông nghiệp được mùa, giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 0,22%; sản xuất công nghiệp tăng 9,01%; dịch vụ tăng 11,5%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 20,25%; chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 6,35%; GDP bình quân đầu người 28 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp 20,84%, công nghiệp 47,48% và dịch vụ 31,67%; kim ngạch xuất khẩu 1.095 triệu đô la Mỹ. Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển toàn xã hội 17.481 tỷ đồng, tăng 15,93% so năm 2011. Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực phấn đấu hết mình của các tầng lớp nhân dân; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành đã góp phần tích cực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên trình tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XV, sáng 2/12/2013 cho thấy tổng sản phẩm GDP của tỉnh năm 2013 tăng 7,1%. Trước đó, mục tiêu được đặt ra trong năm 2013 là GDP của Hưng Yên tăng trưởng từ 8-8,5%. Trong khi chỉ tiêu này chưa đạt được, các chỉ tiêu thành phần đều suy giảm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm nhẹ 0,16% trong khi mục tiêu đề ra là tăng trưởng 1-1,5%.

Ngành công nghiệp tuy đã trên đà phục hồi nhưng tăng trưởng chậm, đạt 7,3% (kế hoạch là tăng 11-12%). Thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức 12,2%, xấp xỉ mức kế hoạch đề ra tăng 13-14%.

Một số nguyên nhân của tình trạng một số chỉ tiêu kinh tế không đạt kế hoạch là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và do chưa lường hết khó khăn nên khi xây dựng chỉ tiêu kế hoạch còn cao. Sự suy giảm trong nông nghiệp là do lúa vụ mùa trỗ đúng dịp mưa bão kéo dài, sản lượng nhãn giảm so với năm trước.

Xét toàn bộ nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên thì tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm của tỉnh đã giảm dần, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng. Sự thay đổi đó phù hợp với xu hướng biến đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Xét cơ cấu nội bộ ngành, những năm qua cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng rau quả, cây công nghiệp, chăn nuôi thủy sản; giảm tỷ trọng cây lương thực.

Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, từ năm 2008 đến nay tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành về giá trị sản xuất đạt 5,4%, giá trị gia tăng đạt 3,7%. Từ những chủ trương, định hướng phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, ở nhiều địa phương đã hình thành vùng chuyên canh cho hiệu quả cao, cung cấp sản lượng nông nghiệp dồi dào cho thị trường tiêu dùng và chế biến. Diện tích lúa được giữ ổn định khoảng 81 nghìn ha/năm. Do có lợi thế gần với thủ đô Hà Nội và một số đô thị lớn khác, cây rau màu đã và đang trở thành sản phẩm mũi nhọn của tỉnh, có giá trị hàng hóa cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, chế biến và xuất khẩu.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả cho hiệu quả cao, khẳng định được thương hiệu như: Nhãn, vải, cam, quýt, chuối…

Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông sản với quy mô, sản lượng lớn, thu hút được nhiều doanh nghiệp, khách hàng ký hợp đồng thu mua sản phẩm, hình thành thị trường tại chỗ.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trong năm năm 2006 - 2010 đạt 21%/năm, năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 20 nghìn tỷ đồng; đóng góp tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

Các ngành nghề và nhóm hàng sản xuất công nghiệp ngày càng đa dạng hơn so với trước từ công nghiệp nặng như: cơ khí, luyện kim cho đến các ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp dệt may. Hình thành một số nhóm - ngành công nghiệp được coi là thế mạnh như: dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, sắt thép và chế biến thực phẩm.

Đặc biệt sản xuất công nghiệp đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển xã hội. Điều này góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung trong tỉnh, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại - dịch vụ; đưa giá trị sản xuất công nghiệp chiếm gần 50% trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế.

Hoạt động thương mại và dịch vụ được thúc đẩy và tập trung hướng vào đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân đạt trên 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20,5%/năm. Năm 2007, giá trị các ngành dịch vụ đạt 5.271 tỷ đồng. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông được mở rộng. Doang thu của dịch vụ vận tải hành khách tăng bình quân đạt 14%.

Hưng Yên đang làm tốt công tác đầu tư và giải quyết các vấn đề xã hội nhằm xây dụng một tỉnh phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý.

Những năm qua, Hưng yên đã đạt được những thành tựu đáng kể trên là do:

Một là, cơ chế chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp, thị trường sản

xuất mở rộng, khơi dậy được tiềm năng trong nhân dân và phát huy được tiềm năng của tỉnh, coi trọng việc sản xuất và chế biến tại chỗ… Nhờ vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nông thôn phát triển.

Hai là, có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho việc đầu tư vào

các khu công nghiệp tỉnh và đưa các dự án vào hoạt động, từ đó tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công nhân, góp phần năng cao đời sống và tăng thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, tỉnh đã nhanh chóng cải tiến thủ tục đầu tư và xây dựng, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án quan trọng và các công trình trọng điểm.

Ba là, khuyến khích hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

Khôi phục các làng nghề truyền thống và hiện các nghề thủ công nghiệp như thêu ren, chạm bạc, mộc mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan… đã hoạt động trở lại.

Bốn là, tỉnh khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ và định

hướng nghiên cứu triển khai vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, môi trường để khai thác tiềm năng nông nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)