PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 88 - 93)

- Cành thoa ấy ,bên trông đầu nọ,bên chờ cuối kia, ấy mới gan ấy mới tài, ngày hôm nọ

PHẦN KẾT LUẬN

Nếu chỉ xét riêng về mặt nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều , Nguyễn Du thực sự đã xứng đáng là một nhà văn cách tân trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Nguyễn Du thực sự đã là nhà văn có nhiều điểm mới so với thời đại của ông.

Trước hết , những thành tựu về mặt nghệ thuật kể chuyện của ông trong Truyện Kiều đã xác nhận điều đó .

Về mặt chủ thể kể chuyện , từ một chủ thể trần thuật trong truyện nôm truyền thống ,Nguyễn Du đã sáng tạo được một cách kể mới với nhiều chủ thể kể chuyện cùng tồn lại.Nguyễn Du vẫn giữ lại vai trò của người kể chuyện vô hình của truyện nôm truyền thống , ông thêm hai loại chủ thể kể chuyện mới , tồn tại ở hai phương thức mới: thứ nhất , nhân vật của tác phẩm kể về nhân vật khác của tác phẩm; thứ hai, nhân vật tự kể chuyện của mình . Ba loại chủ thể kể chuyện này mỗi hình thức một vẻ, nhưng có một điểm chung: người kể phải

chịu trách nhiệm về lời kể của mình , tính chất cá nhân của chủ thể kể được khẳng định.

Người kể chuyện vô hình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và người kể chuyện vô hình trong truyện nôm đương thời có khác nhau .Hình tượng người kể chuyện vô hình trong

Truyện Kiều nhân danh mình mà kể , còn người kể chuyện vô hình trong truyện nôm đương

thời nhân danh tập thể , nhân danh "cái ta chung" để kể . Chính điều đó đã tạo ra tính chất chủ quan ,tính chất phong phú , sinh động và tạo được sự hấp dẫn cho câu chuyện, tránh được cái nhìn một chiều , trành được tính chất đơn điệu trong cách kể.

Nguyễn Du cũng đã sáng tạo được một cách kể mới trong Truyện Kiều . Nguyễn Du đã đơn giản hóa sự kiện , hành động để tập trung cho nhân vật chính .Có nhiều lý do buộc Nguyễn Du phải làm điều này, trong đó lý do cơ bản là Nguyễn Du muốn thể hiện con người đa diện, con người được hiện hữu cả hành động bên ngoài lẫn hành dộng bên trong, có ưu điểm và khuyết điểm ,có quá trình phát triển trong không gian và thời gian cụ thể .Vì vậy Nguyễn Du không thể miêu tả nhiều sự kiện, hành động mà chỉ tập trung cho nhân vật chính. Trong lúc tập trung cho nhân vật chính, Nguyễn Du chú ý miêu tả tâm trạng, tức là một nửa của con người nước đây đã bị bỏ rơi .không được thể hiện trong truyện nôm .Vì thế ông phải bớt kể, tăng miêu tả, độc thoại.

Trong quá trình kể, Nguyễn Du tập trung kể về con người trong những biến cố của cuộc đời họ, từ đó làm nổi lên được sự lựa chọn của nhân vật, làm hiện rõ được cái tôi của nhân vật trong những bước đời, nói chung là khổ đau bất hạnh của họ .

88

Nguyễn Du cũng đã có sự đóng góp mới về mặt giọng kể. Câu chuyện không còn được kể theo giọng trung tính vốn có trong truyện nômđương thời mà được kể với giọng có hồn ,đó là giọng kể thể hiện sự đánh giá nhận xét và bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.Với Nguyễn Du, giọng kể đã thực sự trở thành một phương thức để phản ánh,đánh giá con người và cuộc sống, giọng kể đã trở thành một nguồn hấp dẫn thẩm mỹ đối với người đọc. Mỗi một chủ thể kể chuyện có một giọng kể riêng trong từng trường hợp cụ thể.

Lời kể của Nguyễn Du trong Truyện Kiều gọn gàng cụ thể, chính xác,đậm đà chất trữ tình và chất dân gian. Nguyễn Du đã sử dụng thành thục câu văn vần lục bát trong lời kể chuyện.

Như vậy, Nguyễn Du đã có một nghệ thuật kể chuyện khá mới mử so với thời đại của ông. Với Truyện Kiều một loại nhân vật văn học mới đã được xuất hiện, đó là con người có cuộc sống nội tâm phong phú. phức tạp, con người vận động trong không gian và thời gian cụ thể.

Điểm thứ hai :thể hiện rõ tư cách nhà văn có nhiều điểm mới. có những điểm cách tân

so với thời đại của Nguyễn Du đối với thời đại đương thời, đó là những kết quả ông đã tạo ra

trong đời sống văn học từ nghệ thuật kể chuyện của ông trong Truyện Kiều.

Lâu nay nhiều người nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều chỉ tập trung tìm hiểu bản thân Truyện Kiều chứ chưa quan tâm đầy chì tới tác động của Truyện Kiều đối với đời sống văn học dân tộc. Mặt khác khi tìm hiểu về Nguyễn Du, nhiều người còn nặng về việc xem ông như một công dân ; chứ chưa tập trung nghiên cứu ông như một nghệ sĩ. Người la tìm hiểu con người chính trị trong Nguyễn Du , Nguyễn Du có hoài Lê hay không hoài Lê , Nguyễn Du có ủng hộ Tây Sơn hay không ?... Điều này không sai, nhưng phiến diện vì nó gần như bỏ mất vai trò nhà văn có nhiều điểm cách tân của Nguyễn Du.

Nguyễn Du đã có cống hiến rất lớn cho văn học dân tộc , cho việc góp phần hiện dại hóa văn học dân lộc. Bằng thực tế sáng tác, bằng hiệu quả sáng tác, Nguyễn Du đã đề xuất ,dưới dạng hàm ẩn, cho đời sống văn học nhiều văn đề quan trọng.

Với Truyện Kiều ,Nguyễn Du đã xác lập được những yêu cầu của phương pháp kể

chuyện mới, thể hiện trước hết trong tính chủ quan của người kể chuyện . Bản thân nghệ sĩ

không thể sáng tác nếu như bản thân anh ta không tồn tại như một cá nhân, có "cái tôi" sâu sắc. có phong cách cá nhân độc đáo.Vai trò cá nhân của nhà văn rất quan trọng. họ phải thực sự chịu trách nhiệm cá nhân về tiếng nói của họ ở trong tác phẩm văn học.

89

Tác phẩm của Nguyễn Du đã thỏa mản được một nhu cầu thẩm mĩ mới và đồng thời đã tạo ra một loại công chúng văn học mới theo luật giao tiếp văn học.

Dù ông có thể không ý thức đầy đủ , về khách quan Nguyễn Du cũng thực sự là một nhà văn có nhiều điểm mới so với thời đại ông. Đó là cống hiến lớn lao của Nguyễn Du vào quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc .

90

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Nhân vật của tác phẩm tham gia kể về nhân vật khác trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Stt NGƯỜI KỂ NỘI DUNG KỂ CHỦ YẾU SỐ DÒNG THƠ

1 Vương Quan Kể về Đạm Tiên cho Kiều nghe 19 dòng, từ dòng 62 - 80 2 Vương Thúy Kiều Kể về Mã Giám Sinh cho Vương bà 14 dòng, từ dòng 877 - 3 Đạm Tiên Nói về số phận của Kiều trong giấc

mộng của Kiều sau hội Đạp Thanh

12 dòng, từ dòng 193 - 204

4 Đạm Tiên Nói về số phận của Kiều trong giấc mộng của Kiều lúc Kiều tự tử ởnhà Tú

6 dòng, từ dòng 995 - 1000

5 Mã Kiều Kể về Sở Khanh cho Kiều nghe 10 dòng, từ dòng 1157 - 6 Đạo sĩ Kể về Kiều cho Thúc Sinh nghe 7 dòng, từ dòng 1692 - 7 Giác Duyên Nói về số phận của Kiều cho Kiều 10 dòng, từ dòng 2403 - 8 Tam Hợp đạo cô Nói về số phận của Kiều cho Giác

Duyên nghe

38 dòng, từ dòng 2655 - 2676 và từ dòng 2679 - 9 Đạm Tiên Nói về số phận Kiều trong giấc mộng

của Kiều lúc Kiều tự tử ở sông Tiền

12 dòng, từ dòng 2713 - 1724

10 Vương ông Kể về Kiều cho Kim Trọng nghe 17 dòng, từ dòng 2776 - 11 Ông già họ Đô Kể về Kiều cho Kim Trọng nghe 26 dòng, từ dòng 2887 - 12 Thúc Sinh Kể về Kiều cho Kim Trọng nghe 10 dòng , từ dòng 2917 - 13 Người dân vô danh

ởHàng Châu

Kể về Kiều cho Kim Trọng nghe 6 dòng, từ dòng 2959 - 2964

14 Giác Duyên Kể về Kiều cho gia đình Vương ông và Kim Trọng nghe

8 dòng, từ dòng 2985 - 2992

91

PHỤ LỤC II: Vương Thúy Kiều tự kể chuyện mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Stt NỘI DUNG KỂ CHỦ YẾU SỐ DÒNG THƠ

1 Kiều kể về mình cho SởKhanh nghe

2 dòng, từ dòng 1081 - 1082

2 Kiều kể cho Kim Trọng nghe về ông thầy tướng đoán số cho Kiều lúc Kiều còn nhỏ

2 dòng. từ dòng 415-416

3 Kiều kể cho Từ Hải nghe về cuộc đời mình 4 dòng, từ dòng 2291 - 2294

4 Kiều kể về 15 năm lưu lạc của mình cho gia đình cha mẹ và Kim Trọng nghe tại am Vân Thủy

4 dòng, từ dòng 3019 - 3022

92

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)