Ngôn ngữ kể chuyện của Truyện Kiều giàu sắc thái dân gian:

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 85 - 88)

- Cành thoa ấy ,bên trông đầu nọ,bên chờ cuối kia, ấy mới gan ấy mới tài, ngày hôm nọ

4.4. Ngôn ngữ kể chuyện của Truyện Kiều giàu sắc thái dân gian:

Ngôn ngữ kể chuyện của Truyện Kiều trước hết là ngôn ngữ của một trí thức bậc cao - Nguyễn Du - dùng để kể lại , mặc dù rất sáng tạo, câu chuyện đã được kể trong một cuốn tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc . Chất bác học trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du là tất yếu. Trong phần này chúng tôi xin bàn đến chất dân gian trong lời kể của người kể chuyện trong Truyện Kiều.

Tính chất dân gian trong ngôn ngữ kể chuyện của Truyện Kiều trước hết được thể hiện ở việc sử dụng tục ngữ , thành ngữ , ca dao trong lời kể.

Theo Giáo Sư Hoàng Hữu Yên "có hai trăm trường hợp ca dao, dân ca và Truyện Kiều

chịu ảnh hưởng lẫn nhau" và "gần một trăm trường hợp tục ngữ , thành ngữ dân gian và

Truyện Kiều xâm nhập lẫn nhau "1TP39F

(1)

(1) Hoàng Hữu Yên - Nguyễn Lộc : Văn Học Việt Nam (Thế kỷ XVIII. nửa đầu thế kỷ XIX), Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội 1962 , Trang 323 .

85

Nguyễn Du sử dụng thành ngữ rất linh hoạt trong lời kể của mình, có khi ông sử dụng nguyên , có lúc ông sửa đổi , và đặc biệt "Nguyễn Du đã sáng tạo thêm một số thành ngữ 1TP40F

(2)

P1T

. Ví dụ :

Liệu mà cao chạy xa bay

Khéo là mặt dạn mày dày

Mạt cưa mướp đắng, đôi bên một phường

Ra tuồng mèo mã gà đồng

....

Ca dao, tục ngữ cũng được Nguyễn Du sử dụng trong lời kể của mình:

Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Trùm năm thềchẳng ôm cầm thuyền ai

...

Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ , ca dao đã tăng chất dân gian cho lời kể rất rõ rệt . Việc sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, dân dã khi kể chuyện cũng là một biểu hiện của tính chất dân gian. Những hình ảnh, tiếng nói của đời thường được sử dụng hợp lý trong lời kể sẽ có tác dụng bộc lộ bản chất nhân vật và sự kiện được kể đồng thời bộc lộ được thái độ của người kể. Ví dụ , Nguyễn Du dùng hình ảnh "ruồi xanh", "đầu trâu mặt ngựa" để nói về bọn sai nha ; dùng từ "mặt mo" để nói về Sở Khanh, ... Trong lời kể của Kiều có những từ ngữ dân dã : "muối dưa", "nâu sồng", "gió sương", "bướm chán, ong chường". ...

Ngay Hoạn Bà , phu nhân của một Lại bộ Thượng thư cũng dùng ngôn ngữ dân dã để nói về Kiều : "phường trốn chúa", "quân lộn chồng'", "quen thân",...

Tính chất dân gian của lời kể còn được thể hiện ở việc người kể chuyện sử dụng những

biện pháp tu từ quen thuộc của văn học dân gian trong lời kể của mình : so sánh, ngoa dụ,

lộng ngữ, điệp ngữ, ẩn dụ,...

Từ sự phân tích liên chúng ta có thể khẳng định : Lời kể của người kể chuyện trong

Truyện Kiều là lời kể có tính văn học cao, là lời kể vừa có chất thơ , chất truyện và chất dân

gian đậm đà. Đó là thứ ngôn ngữ kể chuyện bước đầu đã có cá tính hóa, mang đậm màu sắc

86

chủ quan mang đậm sắc thái tình cảm. Nguyễn Du thực sự đã có những đổi mới về mặt lời kể so với những tác phẩm truyện Nôm đương thời. Lời kể chuyện của Nguyền Du trong Truyện Kiều đã có một số đặc điểm của lời kể chuyện trong truyện hiện đại.

87

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)