CHƯƠNG 4: LỜI KỂ CHUYỆN

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 77 - 82)

Ngôn ngữ kể chuyện là một phương diện của nghệ thuật kể chuyện. Câu chuyện dù có hay ,cảm xúc của người kể dù có sâu sắc dồi dào nếu lời kể của người kể chuyện kém chất văn học thì tác phẩm không thể hay được.

Trong Truyện Kiều , Nguyễn Du đã kể lại một câu chuyện bằng một thứ ngôn ngữ kể

chuyện giàu chất văn học , giàu chất thơ.

Ngôn ngữ kể chuyện trong Truyện Kiều , vì là kể chuyện nên trước hết nó có những đặc điểm của ngôn ngữ kể chuyện . Dó là một thứ ngôn ngữ phong phú, đa dạng: Có ngôn ngữ của người kể chuyện vô hình , có ngôn ngữ kể chuyện của nhân vật, có ngôn ngữ đối thoại. ngôn ngữ độc thoại , ngôn ngữ trữ tình ngoại đề .

Ngôn ngữ Truyện Kiêu đã được nhiêu người nghiên cứu .Ở đây. chúng tôi chỉ tập trung khảo sát ngôn ngữ kể chuyện của người kê chuyện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngôn ngữ kể chuyện của Truyện Kiều có một số đặc điểm sau đây:

4.1. Lời kể chuyện gọn gàng, chính xác trong khuôn khổ của câu văn vần lục bát:

Do yêu cầu kể chuyện bằng thơ , chịu sự chi phối của vần, luật.... nên Nguyễn Du đã rút gọn sự kiện , hành dộng,nhân vật xuống mức lối thiểu . Trong lúc kể ông đã áp dụng một cách kể gọn gàng . Ví dụ : Bạc Hạnh bao nhiêu việc được Nguyễn Du kể trong 17 dòng . Từ Hải tồn tại trong tác phẩm 8 năm nhưng dòng thơ kể về nhân vật này cũng rất ít . Lời kể của người kể chuyện gọn nhưng đồng thời cũng rất chính xác ,rõ ràng. Nhân vật , sự kiện hiện lên rõ mồn một theo dòng kể của người kể chuyện. Đó là một Hoạn thư: xinh dẹp. thông minh và có cái ghen đáo để,đến mức Kiều là một nạn nhân của hành động đánh ghen của Hoạn Thư vẫn khen . vẫn nể sợ Hoạn Thư:

Đàn bà thế ấy thấy âu một người! Ấy mới gan , ấy mới tài! Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời.

Kiều nể Hoạn Thư tới mức tha bổng Hoạn Thư phiên tòa "báo ân , báo oán".

Đó là một Sở Khanh biển lận , xuất hiện có vài ngày, chỉ kể trong hai cảnh: cảnh đưa Kiều đi trốn và cảnh bị Kiều vạch mặt tại nhà mụ Tú. Lời kể của người kể chuyện đã lột tả đúng thần sắc đúng bản chất con người này qua việc dựng lên hệ thống đối lập:Lời nói rất

khoác lác , tới mức dám giận cả trời:

77

Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng?

Thuyền quyên ví biết anh hùng,

Ra tay thái cũi sổ lồng như chơi!"

Sở Khanh tự xưng mình là một anh hùng, làm được mọi việc:

"Nàng đà biết đến ta chăng

Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi"

Còn hành động :Viết thư hẹn thì không dám viết thẳng ngày giờ, vào gặp Kiều một

cách lén lút "lẻn vào"; nghe Kiều nhờ vả thì "tủm tỉm gật đầu";lúc cùng Kiều ra đi thì "cùng nhau lẻn bước xuống lầu" ; lúc có người đuổi theo thì "Sở Khanh đã rẽ giây cương lối nào!".

Hành động của Sở Khanh không tương xứng chút nào với lời nói của Sở. Bản chất dối trá của nhân vật đã được thể hiện rõ rệt.

Đọc Truyện Kiều chưa ai phát hiện được những chi tiết thừa, những điều tác giả kể đếu

là những cái cần và đủ, cuộc đời oan khổ của Kiều hiện rõ mồn một trong dòng chảy của ngôn ngữ kể chuyện của người kể chuyện vô hình.

Hầu như chưa có sự việc nào , tâm trạng nào, con người nào làm cho Nguyễn Du lúng túng trong việc dùng ngôn ngữ kể chuyện ; hay nói cách khác ngôn ngữ của ông đủ điều kiện kể, tả tất cả mọi việc, mọi người.

Đó là thứ ngôn ngữ có tính hàm súc , thống nhất giữa nghĩa đen và nghĩa bóng , nhiều ý tại ngôn ngoại và có sức khái quát cao.

Tất nhiên trong quá trình miêu tả , kể chuyện, có lúc Nguyễn Du dùng một vài từ còn ép vần , điều này cũng nên thể tất cho tác giả, so với truyện Nôm đương thời và một số truyện Nôm đời sau như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, số từ dùng còn gượng ép của Nguyền Du hầu như không đáng kể. Ví dụ: lời Hồ Tôn Hiến nói với Kiều :

Rằng: "Nàng chút phận hồng nhan

Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương.

Nguyễn Du đã sử dụng thành thạo câu văn vần lục bát trong lời kể chuyện của mình.

Kể chuyện bằng văn vần bao giờ cũng khó hơn kể chuyện bằng văn xuôi ,trong đó khó nhất là việc thể hiện ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

Câu văn vần lục bát của Việt Nam là câu văn có "một cấu trúc ưu việt và hoàn hảo . Cái kì lạ của thơ lục bát (...) là nó được cấu núc ở đơn vị câu thơ , và đây là cấu trúc vừa khép

78

vừa mở .Khép, vì nó có liên hệ , ràng buộc bên trong về thanh điệu (bằng trắc) , về nhịp , về vần , làm cho mỗi câu thơ trở thành một cấp độ chỉnh thể (...) . Mở, vì câu thơ lục bát(...) luôn mở ra khả năng cấu trúc hóa với những câu thơ lục bát (...) khác, một cách liền mạch, và có thể nói là không giới hạn"1TP35F

(1)

P1T

.

Cái tài của Nguyễn Du là kể về bao nhiêu việc với bao nhiêu sắc thái đa dạng , phức tạp của bao người trong đó nhân vật trung tâm là Vương Thúy Kiều trong đoạn dời 15 năm trong 3254 dòng thơ lục bát , nhưng không thấy bế tắc ớ chỗ nào , ông luôn luôn giữ được tính chất " cấn trúc ưu việt và hoàn chỉnh" của thơ lục bát . Hay nói cách khác câu văn vần lục bát

không phải là rào cản .Tất cả nội dung câu chuyện,đặc biệt là nội dung tâm trạng , đều được

thể hiện đầy đủ chính xác , tự nhiên theo dòng chảy của nhịp diệu câu văn vần lục bát. Thậm chí có những tình huống tính cách , tâm trạng hoàn toàn ngược nhau, hoặc có tính chất trung gian đều được thể hiện rất trau chuốt trong ngôn ngữ kể dưới dạng văn vần lục bát của Nguyễn Du . Điều đó đã đem lại khoái cảm thẩm mĩ cao cho người đọc ,làm cho người đọc dễ thuộc. Đây cũng là mội ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ Truyện Kiều.

Kể chuyện bằng văn vần do chịu sự quy định của thi pháp loại thể cho nên bao giờ cũng khó hơn văn xuôi ,đặc biệt là sự thể hiện ngôn ngữ đối thoại. " Trong thực tiễn của lời nói đàm thoại, các lời phát ngôn riêng Một nhanh chóng luân phiên nhau thường không có tính trọn vẹn"1TP36F

(1)

P1T

.Cách thức luân phiên lời nói của các nhân vật bởi các từ "rằng" là cách thức phổ biến ở trong Truyện Kiều: "Vân rằng:", "Rằng :", "Quan rằng:", " Kiều rằng :", "Nàng rằng:" , " thưa rằng :", "Dạy rằng:", "Sinh rằng:",... Nguyễn Du còn thể hiện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật bằng một số cách khác và thường là miêu tả sự xuất hiện của lời nói ,ví dụ:

Cách tường lên tiếng ,xe đưa ướm lòng:

"Thoa này bắt được hư không,

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:

"Ơn lòng quân tử sá gì của rơi,

Dưới hoa ,đã thấy có chàng đứng trông.

"Trách lòng hờ hững với lòng

Khen:Tài nhả ngọc phun châu

....

(1) Nguyễn Văn Hạnh) -Huỳnh Như Phương : Lý luận vãn học - vấn đế và suy nghĩ , đã dẫn . Trang 87. (1) G.N.Pospclov (thủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học .Tập II - Nhà xuất bản Giáo dục - 1985 .trang 103.

79

Các cách thức thể hiện ngôn ngữ đối thoại nổi trên nói chung đều thể hiện trọn vẹn

ngôn ngữ đối đáp của các nhân vật và ít nhất lời nói của một nhân vật cũng phải từ hai dòng thơ trở lên .

Trong Truyện Kiều , chúng tôi thấy chỉ có một đoạn thơ thể hiện ngôn ngữ đối thoại rất đặc biệt đảm bảo được sự "riêng biệt" "nhanh chóng" "luân phiên nhau" "thường không có tính trọn vẹn" của ngôn ngữ đối thoại, đó là đoạn Kim Trọng hỏi thăm láng giềng của Kiều về gia đình Kiều . Có lúc , Nguyễn Du đã rút gọn lời hỏi và lời đáp trong một dòng thơ , nhưng ý vẫn rất sáng rõ:

Láng giềng có kẻ sang chơi, Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng , nàng đã bán mình chuộc cha.

Hỏi nhà nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân,

Đều là sa sút khó khăn,

May thuê viết mướn ,kiếm ăn lần hồi.

Nội dung của 8 dòng thơ này được bắt nguồn từ một câu kể ở trong Kim Vân Kiều Truyện, Kim Trọng " hỏi thăm láng giềng , họ mới đem việc Vương ông mắc nạn , Thúy Kiều bán mình ... kể rất tường tận để cho chàng hay, thì chàng hoảng hốt tái người"1TP37F

(1)

Từ dạng tường thuật của chủ thể kể chuyện vô hình ,Nguyễn Du đã chuyển thành ngôn ngữ đối thoại của Kim Trọng và những người hàng xóm,đây là sự sáng tạo của Nguyễn Du , thể hiện sự quan tâm tỉ mỉ cụ thể của Kim Trọng đối với gia đình Kiều. Ở đây chúng ta lưu ý một điều là, Nguyễn Du sử dụng thật thần tình câu văn vần lục bát .

4.2. Tính chất chủ quan và tính cụ thể xác định của lời kể chuyện:

Dể tăng cường sức thuyết phục của lời kể Nguyễn Du để cho người kể chuyện vô hình cũng như tất cả các nhân vật tham gia kể chuyện, kể cụ thể , nói có sách mách có chứng, mỗi người có một ngôn ngữ kể riêng . Điều này đã tăng cường được tính chất chủ quan và tính cụ thể xác định của lời kể chuyện. Đây là một phẩm chất của lời kể chuyện hiện dại .

80

Tính cụ thể xác thực được biểu hiện chủ yếu hai mặt. Thứ nhất: Người kể chuyện cũng như nhân vật trong Truyện Kiều sử dụng số từ rấtnhiều. Điều này thể hiện nhân vật của Nguyễn Du tôn trọng sự chính xác tối đa . Đây cũng là một phẩm chất trong những phẩm chất của nhân vật văn học hiện dại, thể hiện cái tôi cá nhân của họ. Đặc điểm này của lời kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không cổ ở trong lời kể của các truyện Nôm cùng thời với ông.

Mở đầu Truyện Kiều, trong bản "lý lịch trích ngang" của Kiều trong 30 dòng thơ từ dòng 9 đến dòng 38 Nguyễn Du dã sử dụng tới 14 từ chỉ số lượng và chủ yếu là những từ chỉ số lượng như nhỏ: một, hai, bốn.

Bốn phương phẳng lặng , hai kinh vững vàng

Một trai con thứ rốt lòng

Đầu lòng hai ả tố nga.

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Và việc sử dụng số từ trong ngôn ngữ kể chuyện hầu như không trang nào không có:

một thì , một nấm , một vài nén hương, một bài . một lời , một vài thằng con con , một vùng ,

hai Kiều e lệ, một nền , mặn mà cả hai, bốn bề bát ngát xa trông , nửa tình , nửa cảnh, vâng trăng ai xẻ làm đôi,...

Nếu kể về Kiều , những người tham gia kể chuyện chủ yếu dùng số từ chỉ số ít thì trong đoạn thơ kể về Kim Trọng đi tìm Kiều, họ có sử dụng số ít. nhưng đã bổ sung thêm từ chỉ số nhiều : "mười lăm", "nghìn"

Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm

Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

Những từ sen ngó đào tơ

81

Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần

"mười lăm năm" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần , có tác dụng khác sâu một đoạn đời

đau khổ của Kiều .Mở đầu Truyện Kiều là dòng thơ có từ chỉ số , kết thúc Truyện Kiều cũng là một dòng thơ có từ chỉ số.

Trăm năm trong cõi người ta Mua vui cũng được một vài trống canh

Điều này có lẽ là ngẫu nhiên, nhưng đặc điểm dùng từ chỉ số trong lời kể để tăng tính xác thực của con người và sự việc được kể là một điều không ngẫu nhiên chút nào.

Mặt thứ hai thể hiện ý thức tăng cường tính xác thực trong lời kể đó là những người kể chuyện hay sử dụng đại từ chỉ thị: này, kia, ấy, nọ,... trong lúc kể chuyện.

Đạm -Tiên nàng ấy xưa là ca nhi

Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm

Thiệt đây mà có ích gì đến ai

Rằng : "Trăm năm cũng từ đây

Của tin gọi một chút này làm ghi"

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)