Chất thơ, chất trữ tình tràn trổ trong lời kể của người kể chuyện:

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 83 - 85)

- Cành thoa ấy ,bên trông đầu nọ,bên chờ cuối kia, ấy mới gan ấy mới tài, ngày hôm nọ

4.3. Chất thơ, chất trữ tình tràn trổ trong lời kể của người kể chuyện:

Truyện Kiều là một truyện thơ, trong lời kể chuyện của nó có những đặc điểm thể hiện

chất truyện và có những đặc điểm thể hiện chất thơ. Hai đặc điểm vừa nêu ở trên của lời kể

chuyện nghiêng về thể hiện chất huyện, đặc điểm thứ ba này tập trung nói về chất thơ của lời kể chuyện. Có thể nói phẩm chất thơ của một tác phẩm thơ được thể hiện ở các mặt sau đây : Tình cảm mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú, phản ánh súc tích đời sống xã hội , ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cô đọng, hàm súc.

Tài nhiên không thể bê những đặc điểm nói trên của tác phẩm thơ để đối chiếu với lời kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều xem lời kể chuyện của ông thể hiện chất thơ ở chỗ nào mà phải xem lời kể của người kể chuyện trong Truyện Kiều có chất thơ hay không.

Lời kể của chủ thể kể chuyện trong Truyện Kiều thấm đẫm chất thơ. chất trữ tình , điều đó được thể hiện những điểm sau :

Thứ nhất, đó là dòng trữ tình sâu nặng chảy xiết thể hiện trong giọng kể mà chúng ta đã

nói phần giọng điệu. Với một tình cảm nồng cháy . chủ thể kể chuyện đã kể lại cuộc đời oan khổ của Kiều. Giọng kể buồn đau chiêm nghiệm của người kể chuyện bao trùm toàn tác phẩm là nhân tố cơ bản tạo ra chất thơ của lời kể chuyện.

Thứ hai, chất thơ , chất trữ tình của lời kể còn được thể hiện những tâm hồn nhân vật

giàu chất thơ được hiện lên từ lời kể của chủ thể kể chuyện. Kiều của Nguyễn Du là nhân vật tâm trạng, luôn luôn sống trong những xúc dộng mãnh liệt ở những thời điểm bước ngoặt của

83

cuộc đời. Người kể chuyện đặt điểm nhìn trần thuật từ tâm hồn nhân vật , vì vậy, kể về nhân vật có cảm xúc mãnh liệt, đòi hỏi ngôn ngữ của người kể chuyện phải kể, tả theo màu sắc của tâm hồn nhân vật: cũng có lúc không phân biệt được đấy là lời nhân vật hay lời người kể chuyện , điều này đã tạo ra chất thơ của lời kể chuyện.

Thứ ba , chất thơ, chất trữ tình của lời kể chuyện được thể hiện ở lời kể thấm đẫm cảm

xúc, ở tính biểu cảm cao, ở tính chất cách diệu hoá, ở đặc điểm giàu hình ảnh, nhạc điệu, cô

đọng hàm súc của ngôn ngữ người kể chuyện.

Có thể đưa bất kỳ một đoạn thơ nào của Truyện Kiền để chỉ ra những phẩm chất liên của ngôn ngữ người kể chuyện , ở đây chúng tôi xin nói tới việc hình ảnh ảo, màu sắc ảo

trong lời kể.

Màu hồ đã mất đi rồi.

Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Một màu quan tái, bốn mùa gió trăng.

Mùi thiền đã bén muối dưa

Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.

...

Những hình ảnh ảo, màu sắc ảo nổi trên trong lời kể của Nguyễn Du là một hiện tượng

hiếm hoi đương thời, thể hiện sự liên tưởng sâu sắc và trí tưởng tượng kỳ diệu của nhà thơ, nó làm cho hình ảnh hoặc tình cảm được thể hiện trở nên lung linh kỳ diệu.

Thúc Sinh chia tay Kiều trở về Vô Tích với Hoạn Thư , người kể chuyện đã kể về cuộc chia tay này :

Người lên ngựa , kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Kim Vân Kiều Truyện không có đoạn kể truyện tương ứng . Tình cảm của Thúc và Kiều

đã được thể hiện trong màu quan san trong con mắt của họ. Ở đây Nguyễn Du đã tả cảnh mùa thu theo con mắt. theo tâm trạng của hai nhân vật dang chia tay nhau, hình như họ linh cam thây một diều gì đó qua cái màn biệt ly này. Màu quan san là màu không có thật, đó chỉ

84

màu của lâm trạng ; tâm trạng chia ly được gợi ra từ hình ảnh cửa ải ở trên núi, nơi của ải biên cương là nơi ly biệt. Tình cảm vợ chồng quyến luyến và một dự cảm mông lung nào dó về bước đời mới của hai người không được thuận buồm , xuôi gió dược hiện lên lung linh qua sắc ảo này. Phải có trí tưởng tượng kỳ diệu, phải có sự liên tưởng sâu sắc mới tạo được những hình ảnh ảo có giá trị nghệ thuật. Vì vậy, hình ảnh ảo, màu ảo trong lời kể của người kể chuyện là một biểu hiện của chất thơ của người kể chuyện . Đọc những dòng thơ trên của Nguyễn Du , chúng ta như được gợi lại những hình ảnh không hiếm hoi gì của thơ mới Việt Nam(1930 - 1945)

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

( Xuân Diệu - Vội vàng)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

(Xuân Diệu - Dây mùa thu tới)

Phải nói rằng, những hình ảnh của sự chuyển đổi cảm giác trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một cống hiến độc đáo của ông so với những người đương thời về mặt nghệ thuật kể chuyện .

Đó là một biểu hiện của việc cá tính hoá ngôn ngữ kể chuyện đó cũng là một biểu hiện của tính hiện đại trong lời kể chuyện của Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)