Giọng kể trong Truyện Kiều:

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 59 - 77)

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU KỂ CHUYỆN 3 1 Khái niệm về giọng kể:

3.2. Giọng kể trong Truyện Kiều:

Mỗi mội con người tùy hoàn cảnh cụ thể sẽ có một giọng diệu riêng của lời nói của mình. Nhân vật văn học cũng vậy. Thí dụ : giọng của Kim Trọng chủ yếu là giọng trang trọng đạo mạo chuẩn mực của một trí thức cổ văn hóa , giọng của Thúc sinh chủ yếu là giọng lừng khừng của kẻ ít quyết đoán và sợ vợ, giọng của Từ Hải là giọng bổ bã của một anh hùng thảo

(1) Nguyễn Lộc - Phan Nhật Chiêu - Trần Xuân Đề - Lê Ngọc Trà - Lương Duy Trung: Văn học 10-Tập II-NXH Giáo dục -1993,Trang 122.

59

khấu ... Bây là mội lĩnh vực nghiên cứu có nhiều lý thú và phức tạp , ở đây chúng ta chỉ bàn về giọng của chủ thể kể chuyện vô hình và giọng kể của những nhân vật vật khác khi họ tham gia kể lại câu chuyện trong Truyện Kiều, chứ không bàn về giọng của lời nói của họ nói chung .

Khảo sát giọng kể của Nguyễn Du nong Truyện Kiều chúng tôi thấy , Truyện Kiều có ba loại giọng kể khác nhau ở ba loại vị trí kể chuyện : giọng kể của chủ thể kể chuyện vô hình , giọng kể của nhân vật này kể về nhân vật khác và giọng kể của nhân vật tự kể chuyện mình.

Trong mỗi loại giọng kể tùy theo chủ thể kể nổi liên , tùy từng nơi từng lúc có những giọng kể theo sắc thái tình cảm khác nhau, khi vui, khi buồn , khi thủ thỉ tâm tình (Kiều kể cho mẹ nghe về Mã Giám Sinh ...), khi ai oán , xót xa, ...

3.2.1. Truyện Kiều có giọng điệu đa dạng, tràn đầy cảm xúc:

3.2.1.1. Chủ thể kể chuyện chính nong Truyện Kiều là chủ thể kể chuyện vô hình , vì câu chuyện được kể chủ yếu bằng ngôn ngữ kể của hình lượng người kể chuyện vô hình.

Giọng buồn đau là giọng chính của người kể chuyện vô hình khi kể về cuộc dời Vương

Thúy Kiều . Giọng buồn này không chỉ thể hiện ở nhiều lừ "buồn", nhiều hình ảnh buồn gắn với nhân vật Kiều:

Buồn trông phong cảnh quê người. Buồn trông cửa bể chiều hôm.

Một vùng cỏ áy bóng tà. Một màu quan lái, bốn mùa gió trăng.

...

Thiên nhiên trong dòng kể của người kể chuyện vôhình đẹp nhưng buồn :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ

Vì cảnh này thường gắn với tâm trạng của Vương Thúy Kiều . Giọng buồn đau của người kể chuyện vô hình - hay chính là Nguyễn Du - được tập trung thể hiện trong lời kể, tả về Kiều trong những chiều buồn, những đêm buồn, với những tâm trạng buồn đau não nề:đêm trao duyên, chiều ởlầu Ngưng Bích, tâm trạng khổ nhục khi ở lầu xanh ,...

60

Người kể chuyện vô hình tập trung kể về Vương Thúy Kiều ở những bước ngoặt của cuộc đời , chủ yếu là những bước ngoặt khổ đau, bất hạnh : chủ động chia tay với người mình yêu tha thiết ; phải buộc lòng làm gái lầu xanh, mặc dù rất có ý thức về phẩm giá của mình ; có chồng ở thân phận vợ lẽ nhưng bị người khác tước mất mà không giám kêu ai, oan khóc đây nhưng không có cách gì gỡ nổi; khổ nhục và bế tắc phải tự tử ở sông Tiền Đường; .... chuyện của Kiều chủ yếu là chuyện buồn khổ, "Chuyện buồn, kể có vui đâu bao giờ". Nỗi niềm của Nguyễn Du khi kể về Kiều là nỗi niềm buồn đau "lòng buồn, kể có vui đâu bao giờ" . Nên giọng kể của Nguyễn Du, của người kể chuyện vô hình kể về Vương Thúy Kiều cơ bản là giọng buồn thương. Có khi đau đớn quặn thắt đến mức không chịu được, ông bước ra kêu hộ cho nhân vật Kiều :

Trăng già độc địa làm sao?

Cầm giây chẳng lựa, buộc vào tự nhiên !

Trong tay đã sẵn đồng tiền

Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì !

Khi thì ông hòa vào lời của nhân vật để oán trách , để oán định mệnh khắc nghiệt, oán đời, oán trời:

Chém cha cái số hoa đào

Gở ra, rồi lại buộc vào như chơi !

Nghĩ đời mà ngán cho đời

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen !

Đầu xanh đã tội tình gì ?

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

Khi thì buồn man mác nói về tâm trạng Kiều khi Kim Trọng về Liêu Dương :

Buồn trông phong cảnh quê người,

Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa. Não người cữ gió tuần mưa,

Một ngày nặng gánh tương tư một ngày.

Dòng kế chính của Nguyễn Du là giọng buồn khổ đớn đau có lúc buồn nhưng không khổ tâm, còn Nguyễn Du thì rất khổ tâm vì ông "biết khổ mà không phương cứu khổ". Kiều

61

của Nguyễn Du biết những việc mình sắp dấn thân vào là khổ nhục nhưng vẫn cứ làm. Chính lâm trạng bi kịch của cuộc đời bi kịch của Thúy Kiều đã lác động sâu sắc lới tâm hồn đa cảm và nhân đạo của Nguyễn Du và tạo ra màu sác buồn khổ đớn đau trong giọng kể của ông.

Giọng kể buồn đau của người kể chuyện vô hình gắn bó chặt chẽ với giọng kể thâm trầm giàu chất suy tư, chiêm nghiệm của ông. Sau hai giọng kể nói trên chúng ta phải nói tới oán hận

Giọng kể thâm trầm giàu chất suy tư, chiêm nghiệm , triết lý cũng là một trong những

giọng kể nổi bại của Truyện Kiều.

Tính chất trầm ngâm, suy tư , chiêm nghiệm của giọng kể dược thể hiện cơ bản thủ pháp kể chuyện của người kể chuyện . Nguyễn Du thường đặt nội dung câu chuyện trong

quan hệ so sánh, điều này buộc người đọc phải suy nghĩ theo giọng kể giàu chất suy tư,

chiêm nghiệm của người kể chuyện vô hình.

Mở đầu tác phẩm là một đoạn thơ giới thiệu gia đình Kiều, một gia đình toàn vẹn, mẫu mực , có ba con , con trai là Vương Quan, một thư sinh đang theo đòi đèn sách "nối dòng nho gia" Tiếp đó là hai người con gái , Thúy Vân , một thiếu nữ đoan trang, phúc hậu , đầy đặn:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu gia.

Người kể chuyện chỉ giới thiệu Vân đẹp nhưng không nói vân tài, cả Truyện Kiều

không có từ nào nói cái tài của Vân. Kiều đẹp hơn Vân rất nhiều, Kiều đẹp tới mức bất bình thường làm cho hoa ghen , liễu hờn, nhưng bất bình thường hơn là tài năng của Kiều " Sắc đành đòi một, tài đành họa hai".

Rõ ràng ởđây dã có sự so sánh giữa cái bình thường và cái khác thường giữa Vân và Kiều.

Số phận của hai người đàn bà này bắt đầu bộc lộ sự bình thường và khác thường trong buổi đi hội Đạp thanh đầu tiên, khi bắt gặp một ngôi "mộ vô chủ" không hương khói, không người viếng thăm. Sau khi nghe Vương Quan kể về cuộc đời của người dưới mộ. Kiều xúc động sâu sắc và bắt đầu suy tư , chiêm nghiệm về luật đời và về bản thân:

62

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?

Nỗi niềm tướng đến mà đau,

Thấy người nằm đó, biết sau thế nào ?

Còn Thúy Vân thì nông cạn và vô lâm:

Vân rằng : " Chị cũng nực cười

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa !"

Sau bóng ma định mệnh, Kim trọng hình ảnh của hạnh phúc xuất hiện.Cả hai Kiều đều "E lệ nép vào dưới hoa" và Kim Trọng tuy ở xa. mới nhác trông đã nắm bắt gọn cả hai Kiều:

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.

Tôi về ,Thúy Vân vẩn vô lâm, ngủ yên còn Kiều

thì băn khoăn trăn trở không ngủ được:

Một mình lặng ngắm bóng nga

Rộn đường gần với nỗi xa bời bời:

"Người mà đến thế thì thôi, Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi !

Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không?"

Kiều và Vân không chỉ khác nhau trong thái độ đối với người ngoài mà trong gia đình cũng vậy. Gia đình gặp tai biến người ta chỉ nghe dược tiếng kêu oan của Vân trong tiếng kêu chung của cả nhà Kiều.

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ

Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.

Còn Kiều tính toán suy ngẫm, và nàng quyết định bán mình cứu cha và em:

Duyên hội ngộ, đức cù lao

Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn.

Để lời thề hải minh sơn

63

Thế đối lập này không chỉ dược kể ở một số cảnh cụ thể mà còn thể hiện những bước đời cụ thể trong đoạn đời 15 năm của Thúy Kiều. Lời kể của người kể chuyện vô hình hầu như đặt người nghe trong Hạng thái suy lư về những biến đổi không ngờ : tưởng rằng ... ai

ngờ ... của cuộc đời Kiều.

Kiều tưởng rằng bán mình dể cứu cha, mình còn được làm vợ lẽ vì "Đủ điều nạp thái vu

quy", ai nglại rơi vào nhà chứa. Kiều tưởng trốn theo Sở Khanh sẽ thoái khỏi nhà chứa , ai ngmác kế "đà đao" của Tú Bà, lại phải trở về lầu xanh (lần một) . Gặp Thúc Sinh, Kiều tưởng được yên ổn trong thân phận vợ lẽ - được quan công nhận hẳn hoi - ai nglại bị tước mặt chồng bởi bàn tay của một người đàn bà, mà không dám kêu ai. Tưởng đi thật xa, đến lận Châu Thai, theo người chồng mới (Bạc Hạnh) , ai ngtới nơi xa xôi đó, Kiều mới biết mình bị lừa và rơi vào lầu xanh (lần hai). Tưởng có chỗ dựa vững chắc ở người anh hùng Từ Hải,

ai ngchính Kiều lại là nguyên nhân trực tiếp xô đổ chỗ dựa của mình,...

Cuộc đời sao mà lắm oái ăm làm vậy ? Hạnh phúc như một cái bóng có rồi không. Khổ đau, bất hạnh tưởng đẩy nó đi được, nhưng nó ẩn đi một lúc rồi lại hiện hữu. Hạnh phúc bao giờ cũng ngắn ngủi, bấp bênh, khổ đau bất hạnh bao giờ cũng chiếm vai trò ưu tháng trong cuộc dời Kiều. Kiều người cố tâm - có hiếu, có tài , lại được trời cho một sắc đẹp "nghiêng nước , nghiêng thành", chỉ "một gọn thu ba lại khiến nhà thơ mất vía"1TP32F

(1)

P1T

, đáng lẽ phải dược

hườnghạnh phúc sao lại bất hạnh , tối lăm . Ai ngThúy Vân một người nông cạn, vô tâm , bất tài lại được hưởng phúc lộc dài lâu.

Cách kể trên dã thể hiện chất trầm ngâm suy tư, chiêm nghiệm trong lời kể của người kể chuyện.

Tính chất suy lơ, chiêm nghiệm triết lý của giọng kể còn dược thể hiện ở một số lời phát biểu trực tiếp - nữ tình ngoại đề, của Nguyễn Du. Đó là những lời phát biểu của Nguyền Du khi nhân vật ông yêu quý - Vương Thúy Kiều gặp phải những điều quá vô lý :

Lúc kiều tự tử ởnhà Tú Bà:

Thương ôi ! Tài sắc bậc này

Một dao oan nghiệt, dứt dây phong trần.

Lúc Kiều bị Tú Bà hành hạ :

Hoa nhi thật có nỡ lòng

Làm chi giày tía vò hồng lắm nao !

64

Thịt da ai cũng là người

Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!

Người kể chuyện vô hình - Nguyễn Du - trực tiếp nói nhiều về trời, về người, về tiền, nói về những điều phi lý, ngược đời , bằng một giọng xét xa , trách móc, mỉa mai ... như muốn lật ra mọi cái phi lý ở đời.

Có lẽ đoạn thơ thể hiện rất rõ giọng điệu suy tư chiêm nghiệm, giàu chất triết lý của người kể chuyện là đoạn ông phát biểu sau khi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử :

Thương thay ! Cũng một kiếp người !

Khéo thay ! Mang lấy sắc tài làm chi !

Những là oán khổ lưu ly,

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân !

Mười lăm năm bấy nhiêu lần, Làm gương cho khách hồng quần thử soi.

Đời người đến thế thì thôi, Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay.

Mấy người hiểu nghĩa xưa nay

Trời làm chi đến lâu ngày càng thương !

Ở đây ta không còn thấy giọng kể đau đớn hoặc phẫn uất , ... như khi người kể chuyện vô hình kể về các đoạn đời cụ thể của Kiều mà là giọng điệu của một người đang đọc điếu văn cho một linh hồn oan khổ , của một kiếp người oan khổ mà ông biết bao thương mến, vừa vĩnh viễn bay đi.

Mở đầu bài điếu văn này là một tiếng kêu thương trầm lắng về một kiếp người cụ thể gặp cảnh ngang trái : " Thương thay", "cũng" là một kiếp người như bao người khác , nhưng ... ông không nói rõ nhưng gì , nhưng từ "cũng" đã gợi ra sự suy ngẫm về cái vô lý , cái ngược đời mà Kiều phải chịu. Cổ lẽ đau đớn quá , Nguyễn Du không thể nói tiếp cái nghịch lý dó được nữa, từ "cũng" đã thể hiện rõ tình cảm và giọng diệu của lời nói của Nguyễn Du.

Dòng thơ tiếp theo là lời giải thích nguyên nhân của sự ngược đời của "một kiếp người nói trên":

65

Ngay từ đầu Huyện , Nguyễn Du đã nổi "chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", nhưng ở dây ông lại nói "Khéo thay ! Mang lấy sắc tài làm chi !" "Khéo thay" thông thường là một lời khen nhưng đây lại là mội sự bực bội, hối hận , "mang lấy sắc tài" trở thành cái lỗi của Kiều,

từ "làm chi" ở cuối dòng thơ như một giọng đay nghiến, chà xát pha chút mỉa mai. Giọng

điệu mát mẻ của Nguyễn Du ở đây sao mà đau đớn đến thế, xúc động trong luẩn quẩn, đớn đau, không biết trách ai, như ông đã từng trách, ông quay lại trách Kiều và sau phút quá xúc động đổ, Nguyễn Du hình như đã bình tĩnh trở lại, ông khóc cho kiếp đời đau khổ của Kiều.

Những là oan khổ lưu ly

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân !

Mười lăm năm, bây nhiêu lần, Làm gương cho khách hồng quần thử soi.

Đời người đèn thế thì thôi, Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay.

Kết thúc bài điếu văn , Nguyễn Du đã tìm cho Kiều hình ảnh những người cùng hội, cùng thuyền với nàng - những người phải chịu nghịch lý do trời tạo ra , đây là mội sự an ủi cho người dã khuất, giọng của ông tuy vẫn rất đau nhưng đã ấm trở lại:

Mây người hiểu nghĩa xưa nay

Trời làm chi đến lâu ngày càng thương.

Ngay trong một đoạn thơ ngắn, mấy sắc điệu của giọng người kế chuyện vô hình dã được bộc lộ . Đây là giọng diệu của một người hiểu dời, hiểu người, hiểu mình, một con người từng trải. Hiện tượng nhiều giọng điệu đan xen trong giọng của một người kể chuyện nói liên không phải là hiện lượng hiếm hoi trong giọng kể của Truyện Kiều . Giọng kể chính

là sự thăng hoa của nội dung kể và cảm xúc của người kể chuyện, nội dung đa dạng, tình cảm

phong phú phức tạp tạo nên sự đan xen nhiều giọng trong lời kể về một việc nào đó lại mội thời điểm nào đó cũng là tất yếu.

Sau hai giọng kể nổi trên chúng ta phải nổi lới giọng oán hận trong lời kể của Nguyền Du . Tâm trạng oán hận là tâm trạng của

Nguyễn Du khi kể về những thế lực đã gây oan khổ cho Kiều . Lực lượng này rất lớn "từ bọn đầu trâu mặt ngựa" cướp phá nhà Kiều, bọn "ma cô" đưa lối, bọn quỷ sống đưa Kiều vào những đoạn đời bạc mệnh như : thằng bán tơ, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, ... đến từng lớp có quyền lực như Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến, và cao nhất đó là trời. Tất cả các lực lượng đó

66

đều bị Nguyễn Du phê phán trong lời kể và trong giọng kể của mình . Nội dung phê phán dã tạo ra giọng kể oán hận trong giọng kể của người kể chuyện vô hình , của Nguyễn Du.

Giọng oán hận được thể hiện ở cách kể . Nguyễn Du hầu như không có sự giới thiệu tử tế đối với loại người này. Đó là bọn sai nha:

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Đó Mã Giảm Sinh và mụ Tú Bà - hạng "Mạt cưa mướp đắng, đôi bên một phường"

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện của nguyễn du trong chuyện kiểu (Trang 59 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)