KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu xuất khẩu nhân điều (Trang 79 - 84)

5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện các thí nghiệm trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

5.1.1. Phần thu thập mẫu

Thu thập được mẫu lá từ 80 cá thể nổi trội và đã thu thập các dữ liệu có liên quan của tất cả các cá thể này.

5.1.2. Phần tách chiết DNA

Chúng tôi đã tiến hành tách chiết 80 mẫu lá thu thập được, kết quả thu được 55 mẫu cho nồng độ DNA trung bình khoảng 70 – 80.ng/μl. Chúng tôi nhận thấy DNA lá điều sau khi tách chiết thường bị gãy nhiều, nồng độ DNA thấp và rất khó tách được DNA của lá điều non.

5.1.3. Phần kỹ thuật RAPD, đánh giá đa dạng di truyền và nhận diện chỉ thị phân tử phân tử

Nói chung, phản ứng PCR – RAPD sử dụng primer 11 mà chúng tôi thực hiện là khá ổn định, khả năng nhân bản cao. Đã nhận biết được những band có độ dài khoảng 550 base pairs, 600 base pairs, 700 base pairs, 750 base pairs, 900 base pairs, 1050 base pairs, 1200 base pairs, 1400 base pairs, 1600 base pairs, 1900 base pairs và 2300 base pairs, trong đó các bands khoảng 550 base pairs, 900 base pairs và 1050 base pairs là các band đặc trưng khi thực hiện phản ứng PCR – RAPD với primer 11. Hai band 600 base pairs và 700 base pairs khá đặc biệt, có thể tiếp tục nghiên cứu để sử dụng như là các chỉ thị phân tử cho những tính trạng liên quan.

Bước đầu chúng tôi nhận định tính đa dạng di truyền của cây điều được trồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức trung bình đến trung bình khá. Theo sơ đồ cây di truyền thì hệ số tương đồng di truyền biến động từ 0,53 – 1, điều này đồng nghĩa với nhận định là quần thể cây điều tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có mức độ tương đồng về di

truyền khá cao, mức độ tập trung giống cao, vì vậy rất thuận lợi cho công tác phân loại giống và phổ biến kỹ thuật canh tác, phát triển mạnh diện tích canh tác những giống có chất lượng cao hay tìm kiếm những cá thể nổi trội để lai tạo giống mới với chất lượng tốt hơn hẳn các giống hiện có.

5.1.4. Phần kỹ thuật AFLP

Quá trình xây dựng phương pháp tiến hành kỹ thuật AFLP trên cây điều chúng tôi nhận thấy 4 tổ hợp primer nhân bản chọn lọc cho nhiều band với mức độ xuất hiện đa hình rất cao, gồm:

MseI + CAA – EcoRI + ACT (màu xanh dương).

MseI + CAA – EcoRI + AGG (màu xanh lá cây).

MseI + CAA – EcoRI + ACA (màu xanh dương).

MseI + CAA – EcoRI + ACG (màu xanh lá cây).

Bước đầu chúng tôi nhận thấy kết quả đánh giá đa dạng di truyền dựa trên kỹ thuật RAPD và AFLP có sự khác nhau rõ rệt, trong đó kỹ thuật AFLP cho kết quả tốt và có độ tin cậy cao hơn hẳn kỹ thuật RAPD, ngoài ra khả năng nhận diện chỉ thị phân tử của kỹ thuật AFLP tốt hơn và đáng tin cậy hơn

5.2. Đề nghị

5.2.1. Về phƣơng hƣớng phát triển canh tác điều ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dựa trên những kết luận được rút ra, chúng tôi đề nghị các ban ngành có liên quan đến ngành nông nghiệp nói chung và đến việc quy hoạch phát triển cây điều nói riêng của tỉnh cần tiến hành khảo sát tình hình canh tác cây điều trên địa bàn tỉnh ở quy mô lớn, từ đó rút ra được tình hình canh tác cây điều của tỉnh để tiến hành phổ biến kỹ thuật canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trồng điều, và quan trọng hơn là đánh giá được mức độ đa dạng di truyền của quần thể điều, tìm được giống điều tốt nhất và phù hợp nhất cho điều kiện canh tác của tỉnh. Ngoài ra còn có thể tìm được nguồn gene của những cá thể hay giống điều tốt và ổn định để làm nguyên liệu cho những nghiên cứu về lai tạo giống. Chỉ khi nào đánh giá được đầy đủ tính đa dạng di truyền của cây điều tỉnh nhà mới có thể vạch ra chiến lược phát triển cây điều phù hợp, tránh được tình trạng phát triển tự phát như hiện nay.

5.2.2. Về những nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền và nhận diện chỉ thị phân tử trên cây điều phân tử trên cây điều

 Thực hiện công việc lấy mẫu lá điều trên quy mô lớn hơn và khảo sát kỹ đặc điểm của những cây điều nổi bật.

 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách chiết DNA của lá điều, đặc biệt đối với lá điều còn non.

 Tiếp tục hoàn thiện quy trình PCR – RAPD đối với DNA cây điều.

 Với những band đặc biệt (600 base pairs và 700 base pairs) có thể cho những thông tin hữu ích, chúng tôi khuyến cáo nên cắt band và giải trình tự của những band này. Bên cạnh đó tiếp tục thử nghiệm các kỹ thuật khác (như kỹ thuật microsatellies – SSR) để đánh giá tính đa dạng di truyền và phát hiện chỉ thị phân tử trên cây điều.

 Có thể khi điện di bằng agarose không thể nhận diện hết các band hay không thể phân biệt được những band có độ dài gần bằng nhau, vì vậy chúng tôi khuyến cáo cần cải tiến điện di (điện di bản gel lớn hơn, máy điện di tốt, ….) hoặc giải trình tự để biết được độ dài của các đoạn.

 Từ kết quả bước đầu xây dựng phương pháp tiến hành kỹ thuật AFLP trên cây điều, tiếp tục hoàn thiện quy trình này để có hiệu quả cao nhất, làm tiền đề cho việc áp dụng kỹ thuật này trên cây điều ở quy mô lớn, cũng như xem xét khả năng áp dụng của kỹ thuật này đối với các đối tượng nghiên cứu khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1999. Di truyền phân tử - Những nguyên tắc

cơ bản trong chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp.HCM. 275

trang.

2. Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 2002. Kỹ thuật trồng điều. Nhà xuất bản

Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 147 trang.

3. Đường Hồng Dật, 1999. Cây điều-Kỹ thuật trồng và triển vọng phất triển. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 153 trang.

4. Đề án phát triển cây điều đến năm 2010. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông

thôn, 2000.

5. Phạm Thành Hổ, 1998. Di truyền học. Nhà xuất bản Giáo Dục Tp. HCM. 612 trang.

6. Nguyễn Thị Lang, 2002. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Công nghệ sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. HCM. 220 trang.

7. Hoàng Thị Liễu, 2004. Phân tích mức độ đa dạng di truyền và xây dụng phương pháp nhận diện giống cacao trên cơ sở kỹ thuật PCR. Luận văn tốt

nghiệp Kỹ sư Nông học, Đại học Nông lâm Tp. HCM.

8. Hoàng Văn Tiến, Lê Khắc Thận và Lê Doãn Diên, 1997. Sinh hóa học với cơ sở

khoa học của Công nghệ gene. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam,

Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. HCM.

9. Nguyễn Thị Trinh, 2005. Bước đầu điều tra hiện trạng canh tác và xây dựng ngân hàng gene invitro cho các dòng và giống điều tỉnh Bình Thuận. Luận văn

tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, Đại học Nông lâm Tp. HCM.

10.Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tiến Thắng, 2000. Những kiến thức cơ bản về Công nghệ sinh học. Nhà xuất bản Giáo Dục Tp. HCM. 244 trang.

11.Bùi Trang Việt, 2001. Sinh học Phân tử. Khoa sinh học, ĐH Quốc gia Tp.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

12.Brown T.A., 1997. Gene cloning an introduction. Third edition. UMIST,

Manchester, UK.. Chapman and Hall. 334 pages.

13.Kazutoshi Okuno, Shuichi Fukuoka, 1998. Manual for DNA extraction in plants. Japan international cooperation agency. 42 pages.

14.Roger L. Miesfeld, 1999. Applied Molecular Genetics. The University of Arizona Tucson, Arizona. Wiley – Liss. 293 pages.

15.Samal S., Rout G..R., Lenka P.C., 2003. Analysis of genetic relationships between populations of cashew (Anacardium occidental L.) by using morphologicalcharacterisation and RAPD markers. Plant soil environ; p. 176 – 182.

16.www.keygene.com/technologies/technologies.aflp.htm

17.www.appliedbiosystems.com. Các từ khóa: AFLP, CTAB, AFLP protocol,… 18.www.keygene.com. Các từ khóa: AFLP,…

Một phần của tài liệu xuất khẩu nhân điều (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)