như làm cho khách hàng cảm nhận được các giá trị mà công ty giành cho họ chẳng hạn như các dịch vụ trước và sau khi bán hàng.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận: trong những năm đầu hoạt động do phải tốn nhiều chi phí về các khoản đầu tư ban đầu nên bị lỗ, trong thời gian tới công ty sẽ tăngdoanh thu, lợi nhuận nhờ việc cắt giảm chi phí không cần thiết và tăng số lượng hàng bán. Các mục tiêu công ty Vạn Thành đề ra để thực hiện như sau:
+ Mục tiêu hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm. + Phải tối đa hóa lợi nhuận.
+ Tăng cường thế mạnh của công ty. + Mở rộng thị phần công ty.
+ Đáp ứng các mục tiêu xã hội.
+ Mục tiêu thỏa mãn mong muốn của các thành viên trong công ty, thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
+ Mục tiêu bán hàng nhiều nhất, nhanh nhất, chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể trong việc xây dựng và quản trị hệ thống mạng lưới bán hàng hàng
3.2.2.1 Mục tiêu thị phần
Bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào cũng mong muốn khả năng sinh lợi nhuận của tổ chức mình cao. Đối với công ty TNHH Thương Mại Vạn Thành cũng thế, với mục tiêu hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận công ty nhận thấy rằng: thị phần chiếm lĩnh và khả năng sinh lời có mối quan hệ khá chặt chẽ, khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI tăng tỷ lệ thuận với mức tăng của thị phần tương đối của nó trên thị trường. Vì thế mà công ty sẽ có những chính sách và chiến lược kinh doanh với mục tiêu mở rộng thị phần để tăng lợi nhuận, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường.
Với những chính sách nào và công ty sẽ thực hiện ra sao? Bởi lẽ tăng thị phần không đồng nghĩa là tăng khả năng sinh lợi, chi phí tăng thị phần có khi cao hơn mức doanh thu mang lại. Những nhà quản trị phải cân nhắc kỹ, tránh tình trạng thị phần mở rộng nhưng hoạt động kém hiệu quả, lúc đó mở rộng thị phần để đạt lợi nhuận cao có khi thất bại.