Phương thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược Marketing toàn cầu cho một sản phẩm chưa có mặt tại thị trường Việt Nam (Trang 34 - 36)

Vì sản phẩm của công ty là mới tại Việt Nam nên chúng ta sẽ sử dụng cách thức thâm nhập thị trường theo cách phát triển sản phẩm trực tiếp. Điều này có nghĩa là sản phẩm trước khi xuất khẩu trực tiếp vào Việt Nam sẽ được tiến hành gia công lắp ráp tại Trung Quốc , sau đó sẽ được chuyển về Nhật để lấy giấy chứng nhận xuất xứ. Từ đó, Công ty mẹ từ Nhật sẽ xuất khẩu sản phẩm toilet seat qua công ty con của mình tại thị trường Việt Nam ,trụ sở đặt tại Tp. HCM. Việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường là dựa theo quy tắc chiến lược_căn cứ vào kết quả đánh giá các yếu tố khác nhau: nguồn lực công ty, môi trường kinh doanh tại VN, …để lựa chọn phương thức thâm nhập thích hợp.

Công ty: EFRIZ VN…100% vốn nước ngoài. Sản phẩm: thiết bị chạy màng vệ sinh tự động. Trụ sở: Q3,Tp.HCM.

Công ty là đại dịên của tổng công ty về mặt pháp lý tại VN và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Công ty thực hiện các hợp đồng được đặt hàng tại khu vực Tp và các tỉnh thành lân cận, như: vũng tàu, cần thơ, nha trang, đà nẵng.

Hình thức hoạt đông: công ty sẽ có một kho hàng (thuê hay mua) tại các khu vực gần cảng để làm nơi nhận sản phẩm hoàn chỉnh nhập từ TQ, sau đó, công ty sẽ phân phối đến những khách hàng của mình. Tại công ty, các nhân viên sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh như một công ty kinh doanh thương mại.

Phương thức thâm nhập:

Giai đoạn 1: giai đoạn công ty tìm hiểu các thông tin liên quan đến thị trường, môi trường

kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể là tại Tp.HCM. tiến hành một số thử nghiệm về thị trường, thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu, hoặc thuê dịch vụ chuyên ngành tại VN. Những kết quả ban đầu đó, sẽ giúp công ty có những quyết định chính xác cụ thể hơn khi thâm nhập thị trường VN, cụ thể là Tp.HCM.

Giai đoạn 2: đây là giai đoạn đầu công ty thâm nhập vào Việt Nam, chính vì thế nên việc

quảng bá hình ảnh công ty và thương hiệu rất quan trọng. trong giai đoạn này, công ty sẽ tăng cường các hoạt động như: PR_tài trợ các hoạt động từ thiện, liên quan đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, song song đó là việc quảng cáo tại các hội chợ thương mại và

chuyên ngành, nhắm thẳng đến mục tiêu là các khách hàng tiềm năng của công ty.

Giai đoạn 3: đây là giai đoạn công ty đã có một số khách hàng ban đầu, công ty sẽ xây

dựng một chiến lược xúc tiến thương mại hướng đến đẩy nhanh hình ảnh công ty đến với các khách hàng mục tiêu và người tiêu dùng cuối cùng.

Giai đoạn 4: sau khi thực hiện các hoạt động trên, và có kết quả tốt, công ty tiếp

tục nghiên cứu các thông tin liên quan đến việc mở các chi nhánh tiếp theo tại các khu vực kinh tế trọng điểm khác tại VN, như: Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội…tùy vào nội lực công ty và thị trường mà công ty sẽ tiến hành, lựa chọn phương thức xâm nhập thích hợp.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược Marketing toàn cầu cho một sản phẩm chưa có mặt tại thị trường Việt Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w