Lịch sử hình thành và kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm nhưng một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam - Nguyễn Thị Nguyệt Minh (Trang 25 - 26)

II. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

a.Lịch sử hình thành và kinh nghiệm

Công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp non yếu và nhỏ bé trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân. Theo số liệu thống kê gần đây nhất10 thì Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Các công ty này đồng thời cung cấp các thiết bị phần cứng, sản phẩm phần mềm và các dịch vụ thiết kế mạng, Có khoảng gần 100 tổ…

chức gồm các trung tâm tin học, khoa công nghệ thông tin, viện nghiên cứu có tham gia cung cấp phần mềm. Ngoài ra, cũng phải kể đến một bộ phận khác ít nhiều cung cấp phần mềm cho khách hàng đó là các cửa hàng cung cấp dịch 10Niên giám Công nghệ thông tin Việt Nam 2001- Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh & Tạp chí Thế giới máy tính – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001

vụ, trong đó các phần mềm đơn giản, trị giá thấp đợc coi nh là một phần trong dịch vụ cả gói đợc cung cấp cho khách hàng. Điều phải nói ở đây là số lợng công ty chuyên kinh doanh phần mềm trong tổng số công ty tin học và doanh thu phần mềm trong tổng doanh thu của công ty còn chiếm tỷ lệ thấp (chỉ hơn 10%)

Hầu hết các công ty tin học đều là các doanh nghiệp mới đợc thành lập còn rất hạn chế về kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh trên thị trờng. Trong tổng số các công ty có kinh doanh phần mềm ở thời điểm hiện tại, chỉ có 8 công ty đợc thành lập từ 1990 trở về trớc. Phần chủ yếu là các công ty đ- ợc thành lập trong thời kỳ từ 1996 đến 2001 với 127 công ty chiếm 65,8% trong đó có tới 52 công ty bằng 26,9% tổng số công ty, đợc thành lập trong 2 năm trở lại đây. 58 công ty (chiếm 30%) là các công ty đợc thành lập trong khoảng thời gian từ 1991-1995. Điều đó cũng phản ánh một thực tế khách quan của ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam là chúng ta cha có một tên tuổi doanh nghiệp Việt Nam thực sự trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm đủ sức cạnh tranh cũng nh có một uy tín nhất định trên thị trờng.

Tuy nhiên, sự non trẻ về tuổi đời của các doanh nghiệp không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự yếu kém trong kinh doanh của các doanh nghiệp phần mềm. Bằng chứng là có nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển và đang phát triển chỉ trong một thời gian ngắn từ 3 đến 5 năm đã kịp khẳng định vị thế của nó trên thị trờng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhờ sự vợt trội về chất lợng dịch vụ cung ứng và khả năng thích ứng cao với những nhu cầu thờng xuyên thay đổi của khách hàng. Với t cách là ngời đến sau, các công ty tin học Việt Nam có những lợi thế nhất định đó là đón bắt đợc trình độ công nghệ đang phát triển nhanh ở lĩnh vực này mà không phải tìm kiếm và chờ đợi lâu

Một phần của tài liệu Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm nhưng một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam - Nguyễn Thị Nguyệt Minh (Trang 25 - 26)