Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm nhưng một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam - Nguyễn Thị Nguyệt Minh (Trang 26 - 28)

II. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

b.Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

Quá trình phát triển công nghiệp phần mềm cũng cho thấy một thực tế khác là hầu hết các công ty phần mềm là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty t nhân hoặc công ty cổ phần. Thuộc về thành phần này có tới 166 công ty chiếm 86% trong khi số công ty liên doanh và công ty 100% vốn nớc ngoài chỉ chiếm 8,8% với 17 công ty và đặc biệt công ty thuộc sở hữu nhà nớc chỉ có 10 công ty chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 5,1%. Cơ cấu doanh nghiệp phần mềm theo các thành phần kinh tế đã nói lên tính hấp dẫn của lĩnh vực này đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế này hầu hết là mới thành lập nên nguồn lực và khả năng kinh doanh có nhiều hạn chế cha thể làm ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đạt tốc độ tăng trởng cao trong thời gian qua. Tuyệt đại bộ phận các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay có quy mô kinh doanh nhỏ, chỉ một vài công ty có quy mô vừa. Điều này thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là số lợng nhân viên trong đó đặc biệt là số nhân viên lập trình, khả năng tài chính và doanh thu từ kinh doanh phần mềm.

Các công ty phần mềm nói chung có số lợng lao động ít (xem bảng 1). Thống kê không đầy đủ từ các công ty kinh doanh phần mềm năm 2001 có 6049 lao động các loại. Nh vậy bình quân một công ty chỉ đạt hơn 30 lao động. Theo số liệu điều tra, chỉ có 32 công ty bằng 16,5% có trên 50 lao động, trong số đó công ty có trên 100 lao động là 12 chiếm 6%. Cá biệt, có hai công ty với số nhân viên vợt trội là Công ty đầu t phát triển công nghệ – FPT có 750 nhân viên và Công ty điện toán và truyền số liệu – VDC có 927 nhân viên. Ngợc lại, trong số công ty có dới 50 lao động thì phổ biến là ở mức 20 – 30 lao động11. Đặc biệt có 15 công ty (chiếm 8.57%) chỉ có dới 10 lao động. Các công ty nhỏ năng động trong kinh doanh, dễ quản lý và điều hành nhng chỉ thích hợp với phơng thức gia công phần mềm hoặc chỉ làm những sản phẩm đơn giản, không thể làm đợc các sản phẩm phần mềm lớn, phức tạp. 11Nhân lực cho phần mềm: bài toán nhiều ẩn số - Đoàn Hàn Giang – Báo Hà Nội mới chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 2001

Bảng 1: Cơ cấu công ty phân biệt theo số lợng nhân viên (năm 2001)

Số lợng nhân viên trong một công ty Số công ty Tỷ lệ (%)

20 nhân viên trở xuống 86 49,14

Từ 21 đến 50 nhân viên 56 32,00

Từ 51 đến 100 nhân viên 17 9,71

Từ 101 đến 150 nhân viên 9 5,14

Từ 151 đến 200 nhân viên 3 1,71

Từ 201 nhân viên trở lên 4 2,30

Tổng số 175 100

Nguồn : Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh, 2001

Mặt khác, số nhân viên lập trình và quản lý dự án trong các công ty tin học nói chung còn chiếm một tỷ lệ rất thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia phần mềm, hiện nay cả nớc có khoảng 100 000 công ty có từ 10 lập trình viên trở lên. Số liệu điều tra vào năm 2001 cho thấy số nhân viên lập trình bình quân của một công ty đợc khaỏ sát đạt mức 18,84 nhân viên và 3,36 đối với nhân viên quản lý dự án. Tính chung cả nớc hiện nay chỉ có khoảng 1200 đến 1500 nhân viên lập trình ở các trình độ khác nhau.12

Về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của nhân viên lập trình, theo ý kiến đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu về công nghiệp phần mềm Việt Nam thì đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của công nghiệp phần mềm Việt Nam. Một tỷ lệ lớn các nhân viên lập trình trong các công ty kinh doanh phần mềm không đạt đợc một trình độ tiếng Anh đủ để sử dụng nó nh là một ngôn ngữ trong thiết kế phần mềm. Để minh hoạ chi tiết cho đánh giá trên xin xem bảng 2 dới đây.

Một phần của tài liệu Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm nhưng một động lực phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam - Nguyễn Thị Nguyệt Minh (Trang 26 - 28)