Nguyên tắc và ph−ơng pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 38 - 39)

. Điều chỉnh việc quy hoạch nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện

3.1.4.2 Nguyên tắc và ph−ơng pháp đánh giá

Đánh giá thích nghi sinh thái cho phép xác định đ−ợc tiềm năng tự nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với thể chế chính sách cũng nh− trình độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội đ−ợc thể hiện qua quá trình khai thác tài nguyên của lãnh thổ. Nội dung đánh giá thích nghi sinh thái bao gồm lý thuyết chung và ph−ơng pháp tiến hành, đồng thời phải xác định đ−ợc đối t−ợng, mục đích và nội dung nghiên cứu trong đánh giá. Đánh giá thích nghi sinh thái là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Việc đánh giá mức độ thích nghi là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - môi tr−ờng và là tiền đề cho định h−ớng sử dụng hợp lý lãnh thổ. Có nhiều ph−ơng pháp đánh giá khác nhau đ−ợc sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: ph−ơng pháp cộng, ph−ơng pháp trung bình cộng, ph−ơng pháp chung bình nhân các điểm thành phần (armand, 1984). Ph−ơng pháp phân tích nhân tố (Xerbenhiuk X.N.1972), ph−ơng pháp đánh giá thích nghi của FAO (1986) và ph−ơng pháp đánh giá cảnh quan. Để xác định đơn vị cơ sở đánh giá phải xem xét các yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất l−ợng và khả năng sử dụng tài nguyên, phân cấp chỉ tiêu theo mức độ ảnh h−ởng đến quá trình sử dụng. Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nh−ng không phân hoá theo lãnh thổ thì việc chọn yếu tố này để đánh giá cho tất cả các đơn vị sẽ không đánh giá đ−ợc mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ.

- Các chỉ tiêu đ−ợc lựa chọn để đánh giá phải ảnh h−ởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh tr−ởng và phát triển của khách thể cần đánh giá.

- Số l−ợng các chỉ tiêu đ−ợc lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều hay ít khác nhau giữa các loại hình sản xuất và nhu cầu sinh thái cụ thể của từng loại hình sử

dụng, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào đặc điểm phân hoá của lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn.

Với lãnh thổ Văn Quan, đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây Hồi bằng ph−ơng pháp cho điểm chung bình nhân các điểm thành phần và quy trình đánh giá thực hiện qua các b−ớc: Xác định đối t−ợng và mục tiêu đánh giá → đánh giá riêng cho các chỉ tiêu → đánh giá tổng hợp → phân hạng thích nghi sinh thái (ph−ơng pháp Aivasian).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)