Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 32)

. Điều chỉnh việc quy hoạch nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện

3.1.2 Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm hệ thống

Lý thuyết hệ thống đ−ợc L. Von Bertanlanfy đề xuất vào năm 1923. Theo ông "Hệ thống" đ−ợc hiểu nh− là một "tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại".

Nh− vậy, hệ thống có thể đ−ợc xác định nh− là "một tập hợp các đối t−ợng hoặc các thuộc tính, đ−ợc liên kết bằng nhiều mối t−ơng tác" [39]. Nói một cách khác, hệ thống đ−ợc hiểu nh− "một cơ cấu hoàn chỉnh gồm nhiều bộ phận chức năng tạo nên một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và hoạt động theo những quy luật thống nhất, tạo nên một chất l−ợng mới không giống tính chất của từng yếu tố hợp thành, song tuyệt nhiên không phải là phép cộng của những bộ phận đó" [16].

- Gồm nhiều thành phần hợp thành có mối quan hệ t−ơng tác hữu cơ và rất phức tạp.

- Cấu thành một chỉnh thể có tính độc lập ở mức độ nhất định và có thể phân biệt nó với môi tr−ờng hoặc hệ thống khác.

Tất cả những thành phần ở bên ngoài hệ thống đ−ợc coi là môi tr−ờng của hệ thống và giữa chúng có mối quan hệ t−ơng tác.

Quan điểm của hệ thống là sự khám phá đặc điểm của đối t−ợng bằng cách nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố. Do đó tiếp cận hệ thống là con đ−ờng nghiên cứu và sử lý đối với các phức hệ có tổ chức theo quan điểm sau:

- Không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà trong mối quan hệ với các phần tử khác và chú ý tới thuộc tính mới xuất hiện.

- Nghiên cứu hệ thống trong mối t−ơng tác với môi tr−ờng nào đó.

- Xác định rõ cấu trúc "thứ bậc" của hệ thống đang nghiên cứu

- Các hệ thống th−ờng là hệ thống hữu ích, hoạt động của nó có thể điều khiển đ−ợc để đạt tới mục tiêu đã định, do đó cần kết hợp nhiều mục tiêu.

- Kết hợp cấu trúc và hành vi của hệ thống vì hành vi phụ thuộc một cách xác định hoặc ngẫu nhiên vào cấu trúc.

- Nghiên cứu hệ thống trên nhiều góc độ do tính đa cấu trúc (phức tạp) của hệ thống.

Quan điểm hệ thống đã đ−ợc nhiều nhà khoa học tiếp cận trong nghiên cứu tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm đẩy sự phát triển của xã hội loài ng−ời. Trong nghiên cứu về lĩnh vực nông - lâm nghiệp, Von Wulfen (1923) đề xuất khái niệm hệ thống nông trại hay hệ thống canh tác (Farming system) trên cơ sở coi đầu vào (Inputs), đầu ra (Outputs) của một nông trại là một tổng thể nghiên cứu độ màu mỡ của đất.

Grigg (1977) đã sử dụng các khái niệm hệ thống nông nghiệp (agricultural Systems) để phân kiểu nông nghiệp và nghiên cứu sự tiến hoá của chúng.

* Sử dụng đất nh− một hệ thống.

Việc sử dụng đất đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp dựa trên quan điểm hệ thống, vì thực tế của việc sử dụng đất là việc điều khiển hệ thống trong sự vận động của nó.

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên năng xuất và hiệu quả, đồng thời cũng là một nhân tố trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Những cây trồng vật nuôi luôn tồn tại, phát triển trên một mảnh đất nhất định, tạo nên một hệ sinh thái riêng biệt. Hệ sinh thái đó đ−ợc coi là hệ sinh thái nông nghiệp. Bởi việc sử dụng đất cũng chính là sử dụng một hệ thống.

Theo FAO (1993) đẫ đ−a ra khái niệm hệ thống sử dụng đất nh− sau:

- Loại hình sử dụng bao gồm một nhóm các hệ thống sử dụng đất nh− nông nghiệp nhờ n−ớc trời, Cây hàng năm, cây lâu năm, nông nghiệp đ−ợc t−ới, lâm nghiệp... Mỗi hệ thống bao gồm các kiểu sử dụng đất.

- Kiểu sử dụng đất là một dạng trong các loại hình sử dụng đất chính nh−ng ở mức độ chi tiết hơn, ứng với một hoặc tổ hợp cây trồng và một ph−ơng thức kỹ thuật, kinh tế xã hội nhất định.

- Hệ thống sử dụng đất là một kiểu sử dụng đất xác định đối với đơn vị đất đai bao gồm cả yếu tố đầu vào lẫn đầu ra.

Khái niện hệ thống sử dụng đất của FAO đã chỉ ra những đặc tr−ng của các hệ thống sử dụng đất cụ thể.

+ Dựa vào đặc tính của đất đai từ đó đề xuất hệ thống canh tác hợp lý, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sản xuất của nó để phục vụ cho cuộc sống của con ng−ời.

Vì vậy, hệ thống sử dụng đất đ−ợc coi là hợp phần cơ bản của hệ thống canh tác, tất cả các tác động đều coi đất là trung tâm.

+ Hệ thống sử dụng đất th−ờng có tính tổng hợp cao.

+ Hệ thống sử dụng đất mang tính chất đa ngành nhằm phát huy tối đa sức sản xuất của đất tạo ra ngiều loại sản phẩm hàng hoá.

+ Hệ thống sử dụng đất luôn luôn là hệ cân bằng động.

+ Hệ thống sử dụng đất luôn mang tính hệ thống (vai trò của trí thức địa ph−ơng trong t− duy hệ thống).

Hệ thống cây trồng là một thành phần quan trọng trong một loại hình sử dụng đất.

Một cách tổng quát, hệ thống canh tác đ−ợc hiểu là một hệ thống trong đó bao gồm nhiều hệ thống con đ−ờng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý, kinh tế... đ−ợc bố trí một cách hệ thống và ổn định với mục đích của nông trại hay tiểu vùng nông nghiệp [39].

Cây trồng có nhiều chức năng khác nhau nh−: Cung cấp thức ăn, che chắn phòng hộ, cải tạo đất, giải trí, cảnh quan môi tr−ờng... Nh−ng mục đích chủ yếu vẫn là sản xuất l−ơng thực, thực phẩm cho con ng−ời, thức ăn gia súc và nguyên liệu cho các ngành chế biến nông - lâm sản.

Tất cả các nghiên cứu của con ng−ời về khí hậu, đất đai và hiệu quả của các hệ thống cây trồng đều nhằm mục đích nâng cao năng xuất cây trồng hay nói cách khác là nâng cao hiệu quả sử dụng đất [39].

Hệ thống cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với ph−ơng h−ớng sản xuất. Ph−ơng h−ớng sản xuất quyết định hệ thống cây trồng. Ng−ợc lại cơ cấu cây trồng lại là cơ sở để xác định ph−ơng h−ớng sản xuất trong quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.

Lựa chọn, cải tiến chất l−ợng và cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai vẫn là một trong những hoạt động chính và là kỳ vọng của con ng−ời trong suốt tiến trình phát triển nông - lâm nghiệp.

ở Tây Âu, vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng trong nông nghiệp thay thế chế độ độc canh bằng chế độ luân canh đã mở đầu cho những thay đổi lớn trong cơ cấu cây trồng [39]. Cuộc cách mạng đó đã nhanh chóng lan ra tất cả các quốc gia trên thế giới.

Sự chuyển từ nông nghiệp và lâm nghiệp thuần tuý sang nông - lâm kết hợp ở những vùng đồi, núi cũng là một b−ớc tiến quan trọng trong cuộc cách mạng cây trồng. Ph−ơng thức nông lâm kết hợp đ−ợc coi là hệ thống cây trồng phong phú cả về chủng loại, cách phối trí và lợi ích.

Nông lâm kết hợp đ−ợc tiến sĩ King (1977) đ−a ra để thay thế ph−ơng thức Taungya của Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi [20].

Theo đề nghị của uỷ ban quốc tế về nghiên cứu nông lâm kết hợp (ICRAF), ph−ơng thức này đ−ợc chính thức sử dụng từ năm 1978. Thông qua kết quả nghiên cứu của mình, các tác giả Landgreen và T.B. Raintree (1983), King (1979), Hurley (1983), Nair (1989), Chun. K. Lai (1991) đã thống nhất định nghĩa về nông lâm kết hợp nh− sau:

"Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ thống canh tác sử dụng đất khác nhau, trong đó các loài cây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm các cây bụi thân gỗ, các loài cây trong họ dừa, họ tre nứa) đ−ợc trồng kết hợp với các cây nông nghiệp hoặc vật nuôi trên cùng một diện tích đất canh tác, đã đ−ợc quy hoạch sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc thuỷ sản. Chúng đ−ợc kết hợp với nhau hợp lý trong không gian hoặc theo trình tự thời gian, giữa chúng có tác dụng qua lại với nhau cả về ph−ơng diện sinh thái, kinh tế theo h−ớng có lợi" [20].

Nh− vậy, nông lâm kết hợp là ph−ơng thức sử dụng hợp lý theo một hệ thống canh tác trồng cây nông nghiệp (cây dài ngày cho nông sản, cây hàng năm cho

l−ơng thực, thực phẩm), xen với cây lâm nghiệp (cho gỗ củi), và cây làm thức ăn gia súc (để phát triển chăn nuôi), trên cùng một khoảnh đất [41].

Theo thống kê của FAO, tính đến năm 1990 đã có tới 117 quốc gia trên thế giới áp dụng ph−ơng pháp này. ở châu á kiểu trồng xen cây nông nghiệp d−ới tán rừng mới trồng trong mấy năm đầu đã trở thành phổ biến. ở Newzealand và australia d−ới dạng rừng, đồng cỏ. Châu Phi và châu Mỹ la tinh th−ờng d−ới dạng trồng xen rừng phòng hộ, lấy củi và cây nông nghiệp... với các hình thức kết hợp đa dạng ngày càng đ−ợc nhiều ng−ời chấp nhận. Một biện pháp kinh tế, kỹ thuật quan trọng nhằm tận dụng đ−ợc tối đa nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội là nghiên cứu bố trí một cơ cấu cây trồng hợp lý trong một vùng hoặc một đơn vị sản xuất nông - lâm nghiệp. Để xác định đ−ợc cơ cấu nh− vậy cần phải xem xét đến các mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng với đất đai, khí hậu, ph−ơng thức canh tác truyền thống, môi tr−ờng sinh vật, cũng nh− điều kiện kinh tế - xã hội trong quy hoạch sử dụng đất.

ở Việt Nam, những nghiên cứu về hệ thống nông lâm kết hợp đã trở thành nội dung quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp trên đất dốc ở n−ớc ta. Đến năm 1987, các tác giả Hoàng Hoè, Nguyễn Đình H−ởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tổng kết 10 năm mô hình nông lâm kết hợp của Việt Nam. Công trình đã tập hợp đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng của các mô hình trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng [21].

Phạm Xuân Hoàn (1994), trong ch−ơng trình giảng dạy tr−ờng ĐHLN đã nghiên cứu và đề xuất bảng phân loại hệ thống và ph−ơng thức nông lâm kết hợp.

Việt Nam gồm 28 mô hình tập hợp trong 8 nhóm: Nông - lâm - ng− - súc trên địa bàn rộng; cây gỗ - nuôi ong; lâm - ng− - nông; lâm - ng−; cây đa tác dụng; nông - lâm - súc; lâm - nông; nông - lâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)