Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 36)

. Điều chỉnh việc quy hoạch nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện

3.1.3 Quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm bền vững

Trên quan điểm sử dụng đất bền vững, để thoả mãn lợi ích tr−ớc mắt cũng nh− lợi ích lâu dài cho ng−ời dân trong việc cung cấp nông sản cũng nh− bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, công tác quy hoạch sử dụng đất phải đ−ợc xem xét một cách tổng hợp và toàn diện nhằm đạt mục tiêu:

- Đảm bảo an ninh về mặt môi tr−ờng.

- Thích ứng cao về mặt xã hội.

- Đạt đ−ợc về mặt kinh tế.

Nh− vậy, tính bền vững chỉ có thể đạt đ−ợc khi mà các hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đ−ợc xã hội chấp nhận, đồng thời phải duy trì đ−ợc sự bền vững về mặt môi tr−ờng và cân bằng sinh thái [16]. Chỉ tiêu cụ thể của tính bền vững đ−ợc biểu thị trên các mặt sau:

. Khả năng duy trì sự cân bằng dinh d−ỡng trong đất.

. Sử dụng các tập đoàn cây đa mục đích và cây cố định đạm.

. Xây dựng các mô hình tổng hợp về các hệ thống, kỹ thuật canh tác đất dốc. Trên cơ sở có ng−ời dân và cộng đồng tham gia.

. áp dụng linh hoạt các ph−ơng thức nông lâm kết hợp trên từng vùng sinh thái khác nhau.

. Thu hút đ−ợc đông đảo lực l−ợng lao động trong cộng đồng tham gia.

Trên địa bàn các vùng nông thôn miền núi, vấn đề cốt lõi cho sự phát triển bền vững là đề xuất đ−ợc một hệ thống sử dụng đất bền vững trên cơ sở những hệ thống sử dụng đất nông - lâm nghiệp hợp lý.

Tuy nhiên, các hệ thống sử dụng đất bền vững chủ yếu dựa trên cơ sở sử dụng đất đai phải duy trì đ−ợc tính đa dạng và khả năng sinh lợi của các nguồn tài nguyên, phải đáp ứng đ−ợc nhu cầu hiện tại và duy trì khả năng cung cấp cho t−ơng lai.

Hệ thống sử dụng đất bền vững phải bao gồm các đặc tr−ng sau đây:

- Giải quyết đ−ợc nhiều vấn đề đặt ra cho mọi ng−ời ở từng địa ph−ơng, từng làng bản, từng hộ gia đình, trong phạm vi cả n−ớc và toàn cầu.

- Tổng hợp các kiến thức bản địa, các hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại và vận dụng thích hợp cho từng nơi.

- Coi các hệ thống thiên nhiên làm mẫu chuẩn bắt tr−ớc và hành động hoà hợp với thiên nhiên. Từ đó xây dựng các mô hình canh tác bền vững thông qua kinh nghiệm tích luỹ đ−ợc trong quá trình sản xuất.

- Tạo lập đ−ợc các mô hình định canh lâu bền bằng việc xây dựng phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản mà hệ thống sử dụng đất bền vững phải thoả mãn.

- Đa ngành: Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, các chế độ canh tác, các chủng loại sản phẩm và các loại hình sinh thái.

- Liên ngành: Kết hợp liên kết nhiều ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, th−ơng mại, dịch vụ, và thông tin tiếp thị.

- Ngăn ngừa các biến động tiêu cực đến môi t−ờng. Những rủi ro, nạn ô nhiễm và những suy thoái của nó.

- Sử dụng đ−ợc các động thực vật hoang dã, các loài cây bản địa, cây quý hiếm, cây đa mục đích, đa tác dụng.

- Tận dụng đ−ợc các tài nguyên đất, n−ớc, năng l−ợng sinh học làm cho nó đ−ợc bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tự tái sinh.

- Sử dụng đ−ợc đất theo quy mô nhỏ để thâm canh có hiệu quả, đ−ợc quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phục hồi.

Để đánh giá mức độ sử dụng đất bền vững có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Sau đây là một số chỉ tiêu th−ờng đ−ợc vận dụng.

- Đảm bảo đ−ợc an toàn l−ơng thực và cho nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá bán đ−ợc để thu tiền mặt.

- Kiểm soát đ−ợc sói mòn, có kỹ thuật phòng chống xói mòn, duy trì bảo vệ độ phì của đất và năng xuất cây trồng.

- Giữ đ−ợc quỹ đất, nguồn n−ớc, đa dạng sinh học và tạo ra nhiều loại sản phẩm.

- Phải nằm trong khuôn khổ hành lang pháp luật và các chính sách của Nhà n−ớc.

- Không gây ảnh h−ởng xấu đến ng−ời khác, hộ khác, cộng đồng ở nơi sinh sống và trong vùng.

- Không làm ảnh h−ởng đến rừng phòng hộ, các hoạt động sản xuất và tác dụng xã hội khác.

- Có tổng thu nhập, hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lợi cao.

- ý thức tự nguyện, tự giác của ng−ời dân tham gia không có sự áp đặt từ trên xuống hoặc từ bên ngoài vào.

Để thoả mãn những nguyên tắc và yêu cầu trên, các hệ thống sử dụng đất bền vững phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó cần đặc biệt −u tiên:

- áp dụng các ph−ơng pháp sử dụng đất tổng hợp. Nghĩa là phải kết hợp nhiều loại cây trồng nông - lâm kết hợp, vật nuôi để tận dụng hết tiềm năng của đất. Mở rộng nhiều ngành nghề để tận dụng đ−ợc nhiều lao động trong khi sử dụng đất, đồng thời ứng dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp để vừa có thu hoạch tr−ớc mắt, vừa có thu hoạch lâu dài mà đất đai lại đ−ợc cải thiện tốt hơn.

- Thực hiện các kỹ thuật canh tác tổng hợp thông qua việc lựa chọn các cây, con giống tốt và phù hợp với từng chân đất và từng vùng. Sử dụng kỹ thuật thâm canh bằng các biện pháp sinh học, nông học, lâm học để cân bằng chất dinh d−ỡng và duy trì độ phì của đất.

Một trong những hệ thống sử dụng đất bền vững đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở n−ớc ta hiện nay là kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT). Đây là hệ thống canh tác nhằm sử dụng đất dốc bền vững đã đ−ợc trung tâm đời sống nông thôn Mindanao ở Philippin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ những năm 1970 đến nay. Cho đến năm 1992 đã có 4 loại mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác trên đất dốc bền vững đã đ−ợc ghi nhận và ứng dụng [16] là các mô hình SALT1, SALT2, SALT3 và SALT4. Các mô hình trên đã đ−ợc nông dân chấp nhận, đã và đang đ−ợc thử nghiệm ở nhiều n−ớc thuộc khu vực Đông Nam á.

Ngoài ra, ở Việt Nam mô hình VAC, mô hình luân canh rừng, rẫy và bãi chăn thả là những mô hình kỹ thuật nông - lâm - súc kết hợp đơn giản nh−ng rất hiệu quả.

VAC là mô hình lập v−ờn để trồng cây, đào ao để thả cá và làm chuồng để chăn nuôi. Đây là hệ thống sản xuất theo chu trình khép kín, các bộ phận bổ xung và hỗ trợ cho nhau. Quy mô không lớn, nh−ng lợi ích thì nhiều phù hợp với mọi nhà mọi nơi.

RVAC (là mô hình sản xuất kết hợp rừng, v−ờn, ao, chuồng) hoặc RVACRU (là mô hình sản xuất kết hợp rừng, v−ờn, ao, chuồng và ruộng) là những mô hình đặc

biệt có −u điểm và khá phù hợp với những mô hình kinh tế thuộc khu vực trung du và miền núi.

Luân canh rừng - rẫy - bãi chăn thả cũng là một mô hình kết hợp đơn giản. Ngoài việc lựa chọn cây trồng và vật nuôi phù hợp, các mô hình đều bố trí thời gian quay vòng sao cho đất dốc có điều kiện phục hồi và phải áp dụng biện pháp chăn dắt, có hàng dào cây xanh bảo vệ sản phẩm hoa màu.

Trên đây là toàn bộ quan điểm phát triển bền vững và hệ thống sử dụng đất bền vững. Những biện pháp, kỹ thuật sử dụng đất và những chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống sử dụng đất là cơ sở quan trọng để lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng nh− các biện pháp kinh tế, kỹ thuật áp dụng cụ thể, phù hợp với điều kiện của mỗi vùng, mỗi địa ph−ơng trong quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên cơ sở xây dựng hệ thống sử dụng đất bền vững. Vì vậy, việc lựa chọn cây Hồi làm giải pháp trồng rừng hữu hiệu của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Văn Quan nói riêng nhằm đáp ứng quan điểm phát triển bền vững và hệ thống sử dụng đất bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)