Về kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 103 - 104)

. Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất: 86% (tháng 8)

d, Sự phối hợp của các ngành.

3.5.7.2 Về kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Hồi trên địa bàn huyện, đề tài đã tiến hành dự tính khả năng đầu t−, thu nhập và hiệu quả của một số loài cây trồng ăn quả chính trên địa bàn huyện. Bao gồm cây Hồng, Na và cây Nhãn.

* Cơ sở để tính chi phí và thu nhập.

- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho một số loài cây nông nghiệp.

- Căn cứ vào bảng dự toán chi phí sản xuất đ−ợc tính theo thông t− h−ớng dẫn thực hiện định mức suất vốn đầu t− lâm sinh số 09/KH của Bộ Nông nghiệp và PTNT [40].

Căn cứ vào điều tra cụ thể một số mô hình có v−ờn cây ăn quả về giá cả một số loại vật t−, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công ... tại thời điểm nghiên cứu trên cơ sở đó để tính toán một số chỉ tiêu kinh tế chính nh− NPV, BCR, IRR cho một ha cây trồng trên.

Bảng 3.10:

Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của một số loμi cây ăn quả chính

Các chỉ tiêu Hồi Hồng Na Nhãn i 6.5 6.5 6.5 6.5 NPV 7831.57 808.85 11079.46 4161.32 BCR 2.99 1.38 2.24 1.83 IRR 20% 7% 17% 12% NPV/năm 783.16 80.89 1107.95 416.13

Kết quả tính toán ở bảng 3.10 cho thấy giá trị lợi nhuận dòng (NPV) tính cho 10 năm theo thứ tự giảm dần từ cây Na, Hồi, Nhãn và cây Hồng. Cây Na là cây có hiệu quả kinh tế nhất so với 3 cây còn lại, nh−ng đến năm thứ 10 trở đi thì sản l−ợng quả có xu h−ớng giảm dần và chu kỳ kinh doanh của cây Na ngắn hơn so với những loài cây trồng khác. Cây Hồng là cây có hiệu quả thấp nhất, chính vì vậy mà trong những năm gần đây diện tích trồng không đ−ợc mở rộng. Nhãn là cây cho hiệu quả kinh tế ở mức độ trung bình so với các loài cây trên, nh−ng do nhãn là cây có chu kỳ kinh doanh dài, cây có tán lớn, có khả năng phòng hộ chống xói mòn đất và giữ n−ớc tốt, nên vẫn đ−ợc ng−ời dân đầu t−.

Qua bảng 3.10 ta thấy Hồi là cây có giá trị lợi nhuận dòng đứng sau cây Na nh−ng Hồi là cây có chu kỳ kinh doanh rất dài (trên 100 năm) nên khả năng sinh lợi của cây Hồi là rất cao. Ngoài ra Hồi là cây có IRR (Tỷ xuất hoàn vốn nội tại) cao nhất 20%, và BCR (Tỷ xuất thu nhập so với chi phí) của cây Hồi cũng cho giá trị cao nhất, Do vậy, từ kết quả trên ta có thể kết luận rằng cây Hồi là cây có khả năng đầu t− sinh lợi cao cho ng−ời kinh doanh.

Ngoài ra khi hết thời gian thu hoạch hoa Hồi ta còn thu hoạch sản phẩm gỗ trung bình 80m3/ha.

Sản l−ợng hoa Hồi trong 10 năm đạt 82.569,6 tấn. Trung bình mỗi năm đạt 8.256,96 tấn và thu nhập hàng năm −ớc tính 28.899.360 nghìn đồng. Bình quân thu nhập ng−ời/ năm là 513.028 đ (riêng từ sản phẩm hoa Hồi).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quang - Tỉnh Lạng Sơn (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)