Các loài cây nguồn mật chín hở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của m ột số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana (Trang 26 - 27)

Ở nước ta, cây nguồn mật khá phong phú và phân bố rộng khắp. Thời gian nở hoa của các cây nguồn mật đã tạo nên các vụ mật chính trong năm.

Theo Phạm Xuân Dũng (1994) [8], các loại cây nguồn mật chủ yếu ở nước ta bao gồm:

- Cây vải thiều: Phân bố chủ yếu ở tỉnh Hải Hưng, vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Thời gian nở hoa từ 20/2 - 3/4 hàng năm. Một ha cây vải thiều có thể khai thác được 120-140 kg mật ong.

- Cây nhãn: Phân bố ở hầu khắp các vùng ven sông ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có nhiều ở Hải Hưng, đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre). Thời gian nở hoa từ 10/3 - 15/4. Trung bình một ha có thể khai thác được 100 - 125 kg mật ong.

- Cây cao su: Phân bố chủ yếu ở miền đông Nam Bộ (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum), Khu IV cũ (Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh). Ong khai thác dịch ngọt tiết ra từ lá của cây. Thời gian tiết mật từ 15/2 - 30/4. Một ha cây cao su có thể khai thác được 70 - 75 kg mật ong. Đây là nguồn mật xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam do diện tích cây cao su khá lớn.

- Cây đay: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trước đây được trồng nhiều ở vùng Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, nhưng nay diện tích đã bị thu hẹp nhiều. Ong khai thác mật từ lá cây, thời gian tiết mật từ 15/4 - 3/6 Một ha có thể khai thác được 50 kg mật.

- Cây bạch đàn: được trồng nhiều ở các tỉnh Trung du Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Hiện nay, bạch đàn là cây lâm nghiệp chính để phủ xanh đất trống đồi trọc và làm nguyên liệu sản xuất giấy và dược liệu. Một ha bạch đàn liễu có thể khai thác được 100 - 150 kg mật ong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của m ột số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana (Trang 26 - 27)