- Tính Ptrước sấ y: Phộp + Pmẫu trước sấy
2007 2008 Xm X C
3.1.4. Ảnh hƣởng của các thời điểm vít nắp khác nhau đến tỷ lệ nƣớc trong mật
nƣớc trong mật
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ vít nắp đến tỷ lệ nước trong mật ong sau khi thu hoạch, với các thời điểm vít nắp khác nhau: chưa vít nắp, vít nắp 25%, vít nắp 50%, vít nắp 75% và vít nắp 100%. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4. và đồ thị 3.1
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của các thời điểm vít nắp khác nhau đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong TT Thời điểm Tỷ lệ nƣớc % (n=3) X mX CV (%) 1 Chưa vít nắp 22,51 0,09 0,53 2 Vít nắp 25% 22,18 0,12 0,77 3 Vít nắp 50% 21,36 0,04 0,28 4 Vít nắp 75% 20,34 0,13 0,88 5 Vít nắp 100% 19,62 0,10 0,71
Ghi chú: Mẫu được theo dõi và tiến hành lấy trên 5 thùng có số cầu là 6 cầu/thùng vào vụ hoa nhãn
1818.5 18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 Chưa vít nắp 25% 50% 75% 100% Thời điểm vít nắp T ỷ l ệ nư ớc
Đồ thị 3.1: Ảnh hƣởng của độ vít nắp tới tỷ lệ nƣớc trong
mật ong hoa nhãn
Kết quả bảng 3.4 và đồ thị 3.1 cho thấy, ở thời điểm chưa vít nắp và vít nắp 25%, tỷ lệ nước trong mật khá cao từ 22,51 - 22,18%. Sau đó, tỷ lệ nước giảm dần, ở thời điểm vít nắp 75%, tỷ lệ nước trong mật giảm xuống, chỉ còn 20,34% và ở thời điểm vít nắp 100%, tỷ lệ nước thấp nhất là 19,62%. Chênh lệnh về tỷ lệ nước ở thời điểm chưa vít nắp với thời điểm vít nắp 75% và vít nắp 100% lần lượt là: 2,17% và 2,89% (P < 0,001).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fix và Palmer (1949); Gooderharm (1938) (dẫn theo Crane, 1990) [7], tỷ lệ nước trong mật ong vít nắp thường ở mức từ 18,8 - 19,2%, còn ở mật ong không vít nắp, mức chênh lệch về tỷ lệ nước lớn hơn, từ 17,7 - 21%.
Vít nắp lỗ tổ chứa mật của đàn ong là một đặc tính di truyền và đã được nghiên cứu từ khá lâu. Thí nghiệm của Mayer và Ulrich, 1952, (Crane, 1990) [7], cho thấy, trong vụ mật, ong sử dụng sáp cũ để vít nắp lỗ tổ chứa mật, công việc này do ong thợ ở bất kỳ độ tuổi nào đảm nhiệm và được thực hiện
một cách khẩn trương. Sau khi các lỗ tổ chứa mật vít nắp, lớp sáp vít nắp được gia cố thêm bằng sáp và được ong dùng hàm trên làm nhẵn nhụi để không khí không thể lọt vào. Việc vít nắp các lỗ tổ chứa mật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản mật ong trong bánh tổ, tránh được sự tác động bất lợi của điều kiện thời tiết (mưa, gió, ẩm độ không khí cao) vì thế ngăn ngừa được sự lên men làm hỏng mật.
Tỷ lệ nước trong mật ong vít nắp có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mật ong. Theo Crane (1990) [7], có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề này như nhiệt độ, ẩm độ không khí, kích thước và sự thông thoáng của thùng ong, tốc độ sản xuất mật ong, tỷ lệ nước và nồng độ đường trong mật hoa, các đặc tính di truyền của đàn ong. Kinh nghiệm của người nuôi ong ở Thái Nguyên cho thấy, khi các lỗ tổ chứa mật chưa đầy nhưng nếu gặp điều kiện bất lợi, ví dụ như thời tiết sắp mưa, ong sẽ vít nắp lỗ tổ chứa mật. Do vậy, người nuôi ong nên chủ động khắc phục sự tác động bất lợi của điều kiện thời tiết, cải tiến kỹ thuật nuôi ong (nuôi ong trong thùng có tầng kế), chọn lọc và nhân giống những đàn ong có khả năng cho năng suất và chất lượng mật tốt, … sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ nước trong mật sau khi thu hoạch.
Như vậy, mức độ vít nắp càng nhiều thì tỷ lệ nước trong mật càng thấp và chất lượng mật càng cao. Vì thế theo chúng tôi, thời điểm quay mật tốt nhất khi mức độ vít nắp các lỗ tổ chứa mật đạt tối thiểu 75%. Không nên quay mật khi mức độ vít nắp từ 25 - 50%, vì ở các thời điểm này, tỷ lệ nước trong mật cao, mật loãng, chất lượng kém và thời gian bảo quản không dài.