KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của m ột số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana (Trang 80 - 83)

- Tính Ptrước sấ y: Phộp + Pmẫu trước sấy

7 Tỷ lệ nước giảm TB/giờ (%) 0,31 0,

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Trong cùng một vụ hoa càng cua của năm 2006 - 2007, tháng thu mật khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến tỷ lệ nước trong mật ong, mật quay tháng 2 có tỷ lệ nước thấp nhất 20,28%; tháng 3 và tháng 4 cho mật có tỷ lệ nước cao tương ứng là 25,37% và 25,12%, cao hơn so với mật quay tháng 2 tương ứng là 3,56 và 3,31%;

1.2. Vụ hoa khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nước trong mật, trong đó ở vụ hoa nhãn và vụ hoa vải cho mật có tỷ lệ nước thấp, từ 19,58% - 20,34%; vụ hoa bạch đàn và hoa gioi + hoa vừng cho mật có tỷ lệ khá cao từ 23,67% - 24,74%;

1.3. Tỷ lệ nước trong mật thay đổi theo số cầu/thùng ong. Ở nhóm thùng có 5 cầu, tỷ lệ nước là 19,47%, tăng dần ở nhóm thùng có số cầu 6, 7 thùng là 20,19% và 20,46%, tăng cao nhất ở nhóm thùng có 8 cầu với tỷ lệ là 21,15%;

1.4. Thời điểm quay mật có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nước trong mật ong. Ở thời điểm chưa vít nắp và vít nắp 25%, tỷ lệ nước cao từ 22,51- 22,18%, nhưng tỷ lệ này giảm dần khi mức độ vít nắp tăng, cụ thể khi tỷ lệ vít nắp đạt 75%, tỷ lệ nước là 20,34%, giảm 2,17% và khi tỷ lệ vít nắp đạt 100%, tỷ lệ nước chỉ còn 19,62%, giảm 2,89%;

1.5. Thời gian bảo quản trong môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến tỷ lệ nước trong mật, thời gian bảo quản càng dài thì tỷ lệ nước trong mật càng cao. Sau 4 tháng bảo quản, tỷ lệ nước trong cả 03 loại mật có sự thay đổi và có xu hướng tăng, trong đó tăng cao nhất ở mật ong hoa bạch đàn (8,48%);

tiếp đến là mật ong hoa vải (6,04%) và thấp nhất ở mật ong hoa nhãn (4,55%);

1.6. Dụng cụ bảo quản có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ nước trong mật. Bảo quản mật bằng chai sứ hoặc thuỷ tinh tốt hơn so với chai nhựa, vì tỷ lệ nước trong mật tăng ít hơn (0,6 - 0,66%/tháng so với 1,26%/tháng).

1.7. Nhiệt độ xử lý mật có ảnh hưởng đến tỷ lệ nước trong mật ong. Xử lý mật ở nhiệt độ cao trong thời gian dài đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nước trong mật. Khi xử lí mật ở nhiệt độ từ 650C - 750C trong 30 phút đã làm tỷ lệ nước trong mật giảm từ 0,95 - 2,08%, trong khi đó tỷ lệ nước giảm ít hơn, từ 0,52 - 1,17% khi xử lý mật ở cùng nhiệt độ với thời gian 15 phút.

1.8. Quạt gió có tác dụng làm giảm đáng kể tỷ lệ nước trong mật. Khi xử lí mật ở 450C trước khi quạt đã làm giảm 2,79% nước sau 4 giờ quạt gió, giảm gấp 2,25 lần so với khi không xử lí mật trước khi quạt (1,24%);

1.9. Ẩm độ môi trường bảo quản tác động khá lớn đến tỷ lệ nước trong mật. Ẩm độ môi trường thấp (60 - 70%), mật bốc hơi nước làm tỷ lệ nước trong mật giảm; ngược lại, ẩm độ môi trường bảo quản càng cao, tỷ lệ nước trong mật tăng nhanh theo thời gian bảo quản. Đặc biệt, khi ẩm độ từ 80 - 90% và > 90%, tỷ lệ nước trong mật tăng từ 3,39 - 6,61% sau 12 ngày bảo quản.

2. Đề nghị

- Với lợi thế nuôi ong chi phí ban đầu thấp, tận dụng được nguồn lợi từ diện tích và chủng loại cây nguồn mật tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh nên có chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển nghề chăn nuôi ong cho người nông dân. Đặc biệt là chính sách vay vốn ban đầu để mua ong giống với lãi xuất thấp.

Đồng thời tổ chức tập huấn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi ong tiên tiến, kỹ thuật nuôi dưỡng và sản xuất mật sạch, đạt tiêu chuẩn chất lượng mật ong xuất khẩu.

- UBND thành phố chỉ đạo cụ thể xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nuôi ong như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (đất đai, nhà xưởng, nhà kho, dây chuyền tinh lọc, máy hạ thuỷ phần trong mật, máy kiểm nghiệm chất lượng, … ); đào tạo đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên sâu về ong; xây dựng mô hình dây chuyền tinh lọc và chế biến mật; đầu tư sản xuất để hình thành hệ thống thu mua (Hợp tác xã nuôi ong, câu lạc bộ nuôi ong), …

- Đề tài được thực hiện với thời gian tương đối ngắn (tháng), qui mô hẹp, nội dung chưa đáp ứng được đầy đủ những vấn đề toàn diện của nghề ong trên địa bàn toàn tỉnh. Chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật nhằm làm hạn chế tối đa tỷ lệ nước trong mật trước và sau khi thu hoạch mật ong, góp phần nâng cao chất lượng mật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của m ột số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)