Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của m ột số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana (Trang 44 - 45)

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ 21029 đến 21037 vĩ độ bắc và từ 105043 đến 105055 kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc. Ranh giới của thành phố được xác định như sau: phía Nam giáp thị xã Sông Công; phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ; phía Đông giáp huyện Phú Bình; phía Tây giáp với huyện Đại Từ.

1.3.1.2. Địa hình đất đai

Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 17.707,52 ha, trong đó đất nông nghiệp: 8.888,52 ha; đất lâm nghiệp có rừng: 3.009,95 ha, còn lại là các loại đất khác. Về thổ nhưỡng đất phù sa chua có 3.623,38 ha, chiếm 20,65%. Đất xám Peralit trên đá sét và biến chất có 3.178,76 ha, chiếm 27,95%, thích hợp với việc gieo trồng cây hàng năm. Đất dốc từ 80 đến 250 có diện tích 3.403,26 ha, chiếm 19,22%. Tổng diện tích đất tự nhiên phù hợp với cây nông nghiệp dài ngày, cây ăn quả và với sự phát triển hệ sinh thái nông lâm nghiệp vùng đồi. Đất có độ dốc trên 250 là 2.172 ha, chiếm 2,27% tổng diện tích đất tự nhiên, phù hợp với việc phát triển rừng lâm nghiệp và rừng cảnh quan đô thị.

1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Khí hậu thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa nóng: bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này, gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm

mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50C; nhiệt độ trung bình 28,50C; độ ẩm trung bình từ 78% đến 86%.

- Mùa lạnh: bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu khô hanh, nhiệt độ trung bình 15,50C, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 30C; độ ẩm dao động từ 65% đến 70%.

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm; phân bố theo mùa và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm (300 mm). Trong đó, đầu mùa khô, thời tiết khô hanh, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán. Cuối mùa khô, không khí lạnh và ẩm do có mưa phùn.

Trong hai năm trở lại đây, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp. Mùa nóng xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, bão và mưa to trên diện rộng; mùa lạnh xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại. Đợt rét lịch sử vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 kéo dài 39 ngày, nhiệt độ trung bình xuống dưới 100C, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển số lượng, chất lượng đàn ong; sản lượng và chất lượng mật ong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của m ột số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana (Trang 44 - 45)