Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số potx (Trang 97 - 107)

1.Tiếp tục đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình 135 giai đoạn 2006-2010

Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn(135) từ khi được thực hiên đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn,nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao thêm một bước trình độ văn hoá cũng như trình độ thưởng thức văn hoá…Tuy nhiên nếu so với các vùng kinh tế trọng điểm thì các tỷ lệ nay chỉ giống như rùa và thỏ,vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa vùng ngược và vùng xuôi,giữa đồng bằng và miền núi,nếu không có những biện pháp kịp thời thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn hơn và điều đó là không tốt một tý nào cho công cuộc xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng XHCN.Vì vậy việc tiếp tục thực hiện chương trình này là một điều không thể bàn cãi.Tuy nhiên để thực hiện chương trình trong giai đoạn mới này cần phải tiến hành một số điều chỉnhnhư phải đánh giá mức

sống của dân cư ở thời điểm hiện tại,điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cho phù hợp với đặc điểm của dân cư ,cần tiến hành phân cấp các xã nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.Bên cạnh về phát triển kinh tế và văn hoá thì một điều rất cần được chú trọng là công tác an ninh quốc phòng cho các vùng này.Do đặc điểm về địa hình phức tạp cộng với trình độ văn hoá hạn chế nên các thế lực xấu,các thế lực phản động ra sức lôi kéo đồng bào các dân tộc làm những việc quấy rối làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì nó trực tiếp tác động tới tư tưởng của người dân và tạo ra một làn sóng tư tưởng vô cùng nguy hiểm trong lòng các dân tộc thiểu số.

Hết 2005 kết thúc Chương trình 135 thời kỳ 1998-2005 ,nhưng tình trạng các xã đặc biệt khó khăn vẫn khá phổ biến và mức sống của những vùng này so với vùng khác vẫn còn một khoảng cách khá lớn,tình hình về trình độ văn hoá vẫn ở mức thấp,công tác khám chữa bệnh chưa được cải thiện nhiềuvì vậy cần phải tiếp tục thiực hiện chương trình.

2.Cần có chính sách huy động, sử dụng lao động đã qua đào tạo

Hiện nay nguồn lao động trẻ co thể nói là đang bị lãng phí một cách rất đáng tiếc.Nguồn lao động trẻ đã đươc qua đào tạo tại các trường đại học,cao đẳng,trung học chuyên nghiệp hay các trung tâm học nghề đang bị dư thừa khá lớn cung lao động lớn hơn cầu lao động .Nguồn lao động này là lực lượng mà các tỉnh thuộc chương trình 135 có thể tận dụng.Muốn vậy tỉnh phải có những chính sách thu hút và đãi nghộ xứng đáng để đội ngũ này đi về các thôn bản làm việc tại các xã đặc biệt khó khăn,các xã thuộc diện chương trình 135.Về nguyên tắc chúng ta phải tuyển dụng một cách rõ ràng tuy nhiên khi họ đã có một thời gian công tác tại nhất định thuộc chương trình thì sau khi kết thúc theo giai đoạn có thể tuyển họ vào các sở ban ngành của tỉnh.Nói chung ban đầu mới tuyển lực lượng này về cần phải đào tạo ,tập huấn cho họ quen những công việc của chương trình.Lực lượng rât quan

trọng nữa là học sinh tại các trường dân tộc nội trú.Lực lượng này sau khi học xong phổ thông trung học thì có thể là họ sẽ học lên đại học lực lượng còn lại thì ban quản lý dự án có thể tuyển dụng.Đây là lực lượng người dân tộc nên họ rất am hiểu bà con ,rất am hiểu địa hình ,am hiểu các thế mạnh,những điều thiết yếu đối với bà con,mặt khác họ cũng có chút kiến thức so với mặt bằng dân trí ở đây nên đây là lực lượng rất phù hợp với công việc của chương trình.Bên cạnh đó chúng ta có thể lấy những cán bộ đương chức tại các thôn bản để đi tập huấn đào tạo tại các trung tâm trong tỉnh trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng.Lực lượng này có ưu điểm là có kinh nghiệm có cuộc sống gần gủi với bà con thôn bản nên họ hiểu được tâm tư nguyện vọng của bà con nên sử dụng lực lượng này là rất cần thiết.

Tóm lại cần huy động và sử dụng tối đa lực lượng lao động có trình độ tại các địa phương thì dự án sẽ phát huy hiệu quả một cách cao hơn.

Kết Luận

Đất nước ta đã trãi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt đã để lại những tàn tích nặng nề,thêm vào đó là tập tục canh tác lạc hậu đã làm cho một bộ phận dân cư ở các vùng sâu vùng xa có một sự tụt hậu khá xa so với các vùng khác.Hơn thế nữa địa hình trắc trở khiến cho bộ phận nay càng tụt hậu xa hơn trong phát triển kinh tế và văn hoá.Bước vào nền kinh tế thị trường càng làm cho quá trình tụt hậu và phân hoá giàu nghèo trở nên lớn hơn.Xoá đói giảm nghèo bây giờ không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn dân.Chương trình 135 ra đời đã cố găng giải quyết vấn đề đó

Trong thời gian qua thực hiện chương trình này đã có những ảnh hưởng khá tích cực tuy nhiên vẫn còn không ít tồn tại.Đề tài nghiên cứu của tôi đã chỉ rõ thực trạng ,thành công và hạn chế trong việc thực hiện chương trình.Có thể nói trong thời gian qua nền kinh tế của các địa phương thộc phạm vi chương trình đã có những bước tiến đáng kể,đời sống văn hoá được cải thiện,cơ sở hạ tầng của các địa phương này đã được năng lên từng bước.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.Trước mắt là vấn đề về nâng cao năng năng lực quản lý và thực hiện các công trình,xa hơn là vấn đề duy trì và nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn cho chương trình.Thiết nghĩ vấn đề bây giờ là không nên làm theo phong trào mà phải có những sự quyết tâm nỗ lực trong việc thực hiện chương trình,kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm.Xây dựng được những công trình thiết thực hơn nữa.Bước vào chu kỳ phát triển mới tôi nghĩ rằng chương trình cần tiếp tục được thực hiện và thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nữa nhằm thực hiện phương châm phát triển cân đối nền kinh tế,xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đề tài của tôi nghiên cứu do còn hạn chế trong phần tư liệu và kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.Tôi mong nhận được đóng góp ý kiến

từ các thầy cô giáo và các bạn để lần sau co thể hoàn chỉnh tôt hơn.Nhân đây ,một lần nữa tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo,các cô chú ở vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ thuộc bộ kế hoạch và đầu tư;đặc biệt là cô giáo Nguyễn thị Aí Liên đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo ngày 5/7/1997 của vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ-Bộ kế hoạch và đầu tư

2. Các quyết định của thủ tướng chính phủ liên quan đén chương trình 135 3. Giáo trình kinh tế đầu tư-Nguyễn Bạch Nguyệt –Bộ môn kinh tế đầu tư 4. Chính sách dân tộc:Những vấn đề lý luận và thực tiễn.Nhà xuất bản sự thật 5. Uỷ ban dân tộc miền núi:Chương trình phát triển kinh tế –các xã đặc biệt khó khăn,vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số.Tài liệu phục vụ hội nghị toàn quốc triển khai chương trình 135.

6. Báo cáo ngay 06/4/2001 của uỷ ban dân tộc miền núi về đè cương tổng kết hội nghị tổng kết chương trình 135

7. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Việt nam xuất bản năm 2002

8. Quyết định 53/TTg ngày 8/8/1996 của tướng chính phủ về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.

9. Quyết định 135/1998 /QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển knh tế –xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa.

Mục lục

Lời nói đầu ... 1

Chương 1... 3

Khái quát chung về đầu tư,nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư... 3

công trình hạ tầng... 3

1.1. Một số lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển: ... 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư:... 3

1.1.2.Đầu tư phát triển và vai trò đối với nền kinh tế:... 4

1.2. Phân loại NVĐT... 5

1.2.1 Nguồn vốn trong nước... 5

1.2.2 Nguồn vốn nước ngoài.... 8

1.3 Bản chất của nguồn vốn đầu tư...10

1.4.Đầu tư công trình hạ tầng ...13

1.4.1.Khái niệm công trình hạ tầng...13

1.4.2.Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng có những vai trò chủ yếu sau ...14

1.5.Giới thiệu tổng quát chương trình 135...15

1.5.1.Sự cân thiết ra đời chương trình 135...15

1.5.2.Cơ sở lý luận và phương pháp luận...17

1.6. Kết quả phân định 3 khu vực ...30

1.7.Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình 135 ...31

1.7.1.Mục tiêu chương trình và phương thức chỉ đạo thực hiện...31

1.7.2. Nhiệm vụ của chương trình...32

1.7.3 Chính sách và giải pháp thực hiện chương trình...33

Chương II. THựC TRạNG ĐầU TƯ VàO CáC CÔNG TRìNH CáC Xã ĐặC BIệT KHó KHĂN...36

1.Chức năng và nhiệm vụ của vụ kinh phương và lãnh thổ...36

1.1.Chức năng chung...36

Thứ hai,. V Kinh t a ph ng và lónh th cú cỏc nhi m v sau : ....36

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng...38

2. Thực trạng đầu tư theo chương trình 135...46

2.1.khái quát đầu tư theo chương trình 135...46

2.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng...51

2.4.Đầu tư theo dự án...54

3. Đánh giá kết quả đạt được...56

3.1. Kinh tế đã có bước phát triển...56

3.2. Hoạt động văn hoá xã hội được nâng cao...57

3.3. Hạ tầng được cải thiện đáng kể...58

3.4.ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường đoàn kết các dân tộc...60

3.5.Công tác quản lý có bước cải tiến mạnh mẽ...60

4. Nguyên nhân thành công...62

4.1. Chủ trương đúng, hợp lòng dân...62

4.2. Thực hiện XĐGN trên cơ sở phát huy nội lực từ dân...65

4.3. Cơ chế vận hành chương trình linh hoạt và hiệu quả...66

4.4. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành...66

5. Một số hạn chế cơ bản ...67

5.1. Kinh tế có bước phát triển nhưng chưa toàn diện, đời sống dân cư vẫn thấp kém...67

5.2. Công tác chỉ đạo ở nhiều địa phương chưa tốt...67

5.3. Chất lượng công trình còn yếu kém...68

5.4. Quản lý các nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế...68

5.5. Công tác chỉ đạo chưa sâu sát, giám sát chưa chặt chẽ...69

5.6. Công tác tăng cường cán bộ cho cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu...69

6. Một số khó khăn, hạn chế về phát triển hạ tầng vùng ĐBKK ...70

6.1. Đặc điểm tự nhiên không thuận lợi...71

6.2. Công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế chưa đảm bảo chất lượng ...72

6.3. Công tác chỉ đạo thi công còn nhiều bất cập...75

6.4. Công tác kế hoạch hoá các nguồn vốn đầu tư chưa tốt...76

6.5. Một số địa phương sử dụng NSTW hỗ trợ chưa đúng nguyên tắc ...76

6.6. Nhiều địa bàn cần ưu tiên XĐGN vẫn chưa được đầu tư...77

6.7. Việc lồng ghép với các chương trình, dự án khác gặp nhiều khó khăn...77

6.8. Hợp nhất các chương trình, dự án theo QĐ 138 chưa triệt để...78

6.9. Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được quy định cụ thể...79

6.10. Công tác đào tạo nâng cao năng lực chưa theo kịp với yêu cầu81 6.11. Vai trò trách nhiệm các cấp chưa cao...82

6.12. Vai trò người dân và cộng đồng thôn bản chưa được coi trọng.87 Những giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư...92

xây dựng công trình cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK...92

I. Chính sách chung ...92

1.Chính sách giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số...92

2.Nâng cao năng lực quản lý ,thực hiện chương trình ...93

3.Hoàn thiện chính sách huy động và sử dụng vốn của chương trình.94 4.Tiếp tục phân cấp cho các địa phương và cơ sở nhưng phải đảm bảo tính đồng bộ thống nhất ...95

II. Một số khuyến nghị ...96

1.Tiếp tục đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 ...96

2.Cần có chính sách huy động, sử dụng lao động đã qua đào tạo ...97

Kết Luận...99

Nhận xét của đơn vị thực tập ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số potx (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)