6. Một số khó khăn, hạn chế về phát triển hạ tầng vùng ĐBKK
6.2. Công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế chưa đảm bảo chất lượng
- Về quy hoạch, nhiệm vụ được quan tâm đầu tiên của Ban Chỉ đạo các cấp là làm công tác quy hoạch, trước hết là quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng để đầu tư ngay, đồng thời làm cơ sở cho triển khai các dự án khác như sắp xếp lại dân cư, bố trí lại sản xuất. Năm 1999, mỗi xã được đầu tư 10 triệu đồng để làm quy hoạch, năm 2000 nhiều xã vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này. Nhưng qua khảo sát thực tế ở một số xã cho thấy các bản quy hoạch này chỉ làm để đối phó với yêu cầu của cấp trên, của Kho bạc Nhà nước trong việc thanh quyết toán vốn đầu tư là chính. Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, chưa ngang tầm với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, chất lượng quy hoạch quá kém, tính pháp lý không cao, đơn vị lập và cơ quan thẩm định, phê duyệt không được quy định rõ ràng, thực hiện hơn 5 năm mà không điều chỉnh, bổ sung. Nguyên nhân cổ phần do làm đối phó vì không kịp thời gian, do thiếu kinh phí, do người làm không đủ trình độ cần thiết.
- Về công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn công trình đầu tư cũng còn nhiều hạn chế: Chương trình 135 với 2.362 xã ĐBKK ở hầu khắp các tỉnh
miền núi, có miền núi, vùng sâu, vùng xa trong cả nước thì đặc điểm địa hình, địa chất càng trở nên đa dạng, phức tạp, việc lựa chọn phương án xây dựng công trình ở vùng này đòi hỏi những người làm công tác tư vấn chuẩn bị đầu tư phải tận tuỵ, công tác thăm dò, khảo sát, thiết kế phải cụ thể, tỷ mỉ, phải đến với dân để hỏi dân, phải tuân thủ đúng quy trình, quy phạm hiện hành và phải được cơ quan thẩm định, xét duyệt quan tâm đầy đủ để hạn chế rủi ro, giảm thất thoát lãng phí, bảo đảm an toàn cho công trình. Một vấn đề dễ nhận thấy là công trình lớn thường được khảo sát địa chất kỹ hơn, tính toán thuỷ văn đầy đủ hơn, chọn tần suất thiết kế hợp lý và có độ an toàn cho phép nên tự nó có thể chống đỡ được với thiên tai ở mức độ nhất định; còn công trình hạ tầng đầu tư ở xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, thường được quan niệm là đơn giản, cho phép bỏ qua những khâu xử lý kỹ thuật nên dễ dẫn đến nhiều sai phạm gây tổn thất và lãng phí. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đầu tư đối với công trình nhỏ thuộc Chương trình 135 thường có những hạn chế bởi tính chất công việc, thể hiện qua các trường hợp cụ thể như:
- Do số lượng công trình yêu cầu thiết kế quá lớn, nhưng số lượng và năng lực tư vấn có hạn, làm không kịp nên dễ bị bỏ qua khâu tham khảo ý kiến người dân, khảo sát thực địa sơ sài, thiết kế thiếu chi tiết, dẫn tới không bảo đảm chất lượng công trình, nhiều tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai châu trong vài năm đầu triển khai rất chậm vì số xã quá nhiều nên phải chờ tư vấn thiết kế.
- Do công trình quá nhỏ bé, nằm ở các thôn bản quá xa xôi, đi lại khó khăn, tư vấn đơn giản hoá khâu khảo sát, chủ yếu quan sát bằng mắt thường, khi thiết kế tăng thêm hệ số an toàn. Việc làm này không bảo đảm nguyên tắc và quy trình thiết kế, dễ xảy ra tình trạng công trình đầu tư thiếu ổn định, hiệu quả sử dụng thấp, hoặc phải chấp nhận sự lãng phí không nên có.
- Trong công tác thiết kế, lợi ích của tư vấn được hưởng theo % (phần trăm) tổng mức đầu tư của công trình, vì vậy người thiết kế thường tính tổng mức cao hơn bình thường vừa an toàn vừa có điều kiện thu lợi cao hơn. Điều này không phù hợp với phương châm đầu tư của chương trình, nhưng đối với tư vấn thì đây là việc làm để tạo thu nhập của họ.
- Căn bệnh phô trương hình thức của những người làm công tác thiết kế công trình đầu tư thuộc Chương trình 135 cũng gây ra không ít lãng phí cho Chương trình. ở một số nơi các đoàn đi kiểm tra, giám sát đã phát hiện xây dựng chợ ở vùng cao làm bằng kính chắn gió tấm lớn, cổng chợ xây lớn hơn cổng trụ sở cơ quan huyện… xây dựng chợ không tham khảo ý kiến người dân, nên những việc làm này vừa gây lãng phí, vừa kém mỹ quan, vừa không tiện sử dụng, nhiều chợ xây xong dân không đến họp.
- Đối với một số Bộ, ngành Trung ương một mô hình thiết kế chuẩn mực về công trình xây dựng của ngành cho các địa phương áp dụng để vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa phù hợp yêu cầu lâu dài, không gây ra lãng phí hoặc không bị lạc hậu sớm, ví dụ: Nhiều địa phương xây dựng trạm y tế xã quy mô bình quân khoảng 70m2nhưng đến nay Bộ Y tế quy định đầu tư trạm y tế xã thuộc dự án do WB tài trợ là 100m2 và phòng phải phù hợp với yêu cầu bố trí trang thiết bị theo quy định của Bộ; hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chuẩn thiết kế điển hình để kiên cố hoá trường học sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ theo Quyết định 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hàng loạt trường thực hiện theo Chương trình 135 đã xây dựng xong hoặc đang xây dựng không còn phù hợp với thiết kế mẫu mới. Nhiều loại công trình xây dựng khác cũng có hoàn cảnh tương tự, xây dựng chưa xong đã lạc hậu, khuyết điểm này không chỉ có lỗi ở các địa phương mà ở các Bộ, ngành liên quan cũng thiếu thiết kế chuẩn mực, chưa theo kịp yêu cầu. Trong thông tư liên tịch 416, 666 hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 đã quy định những loại công trình như trường học, trạm y tế có thể áp dụng
thiết kế điển hình do Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ chủ quản ban hành. Tuy cũng là các Bộ có loại công trình thiết kế điển hình như: Y tế, Giáo dục - Đào tạo, nhưng giữa công trình của Chương trình 135 với việc chỉ đạo xây dựng các công trình này trong giai đoạn hiện nay đã khác nhau xa và mẫu thiết kế về sau càng hoàn thiện hơn, vì lẽ đó công trình 135 chưa xây dựng xong đã trở thành lạc hậu hoặc phải cải tạo tốn kém.